Tự kỷ: góc nhìn mới và giải pháp
Bạn quan tâm đến bệnh tự kỷ. Hãy đọc về bệnh trên trang wikipedia.Do không có thời gian nên mình dùng google dịch để bạn hiểu sơ qua khái niệm về bệnh.Mình xin trình bày giả thuyết của cá nhân mình, nếu đúng hy vọng sẽ có cơ hội giảm mạnh tỉ lệ trẻ mắc trong tương lai.Có mấy điểm cần lưu ý:Thứ nhất: Trẻ bị tự kỷ hay có vấn đề về dạ dày. Bệnh dạ dày thường xuất hiện khi lo âu, lo lắng, căng thẳng hay xì trét. Ở bệnh viện bác sĩ hay gặp bệnh này, thường viêm dạ dày cấp tính do xì trét khi nội soi bác sĩ sẽ biết rõ, kết hợp với thăm khám, hỏi tiền sử, sự kiện gần đây. Dân y, dược không còn lạ gì khi đơn thuốc điều trị dạ dày có kết hợp với Dogmatil.Do đó mình có giả thuyết là trẻ có từng bị hoặc đã bị xì trét nặng. Phản ứng toàn thân do xì trét dễ có thể khiến cho trẻ co giật, hoảng loạn.
Thứ hai: nếu hiểu sâu bệnh, khái niệm bệnh ta có thể thấy trẻ tự kỷ không đọc được dấu hiệu cảm xúc, trẻ không có khả năng tương tác, hiểu ý người khác khi chuyện trò: khả năng của emotion: khả năng xúc cảm hay cảm xúc. Một số trẻ có khả năng logic, học tập vẫn tốt. Nhưng khả năng tương tác, emotion gần như bằng không. Trẻ thích nhìn đồ vật, vật chuyển động mà không bao giờ để ý nhìn vào mắt người đối diện. Cái này các nhà khoa học nước ngoài đã quan sát điểm tập trung của mắt trẻ khi quan sát trẻ sẽ nhìn vào đâu khi có người đối diện. Đa phần chúng chú ý cái khác, vật khác mà không chú ý vào đôi mắt (Blink có nêu ra khái niệm này). Và con mắt là cửa sổ của tâm hồn, khuôn mặt hay cử chỉ có thể nói dối nhưng khuôn mắt không nói dối. Khi trẻ tự kỷ không nhìn vào mắt người đối diện, chúng không thể hiểu được vô số thông điệp, cảm xúc, hay nỗi lòng trong ánh mắt. Do đó chúng có biểu hiện của sự thờ ơ. Chúng mất khả năng cảm xúc
Điều nữa: theo quan điểm của các nhà triết học: “con người thực ra là chủ thể của cảm xúc”. và trong mối quan hệ tương tác con người chủ yếu là tương tác cảm xúc. Mất khả năng này, trẻ tự kỷ khó có khả năng hòa nhập cộng đồng. Ban đầu trẻ có biểu hiện thờ ơ, không tập trung, chậm ngôn ngữ,mình có ý hiểu là do trẻ có rối loạn cảm xúc: hay không có khả năng cảm xúc. Trẻ không đọc được cảm xúc người khác trong môi trường nên trẻ rất ngại tương tác, chỉ khép mình. Khi trẻ lớn, do không hòa nhập được, bị xa lánh, trêu trọc… theo thời gian trẻ dần chuyển sang trạng thái nặng hơn: tâm thần.Mình kết luận trẻ bị rối loạn cảm xúc vì có lý do, và đa phần lý do này mình rút ra được từ dịch tễ:Thứ nhất: trẻ bị tự kỷ nhiều đa phần ở thành phố. Ở những khu công nghiệp. Nông thôn miền núi rất ít. Vì ở thành phố trẻ ít được ra thiên nhiên, ít được vui đùa, chỉ chơi với đồ chơi hay không gian giả tạo. Không gian đó không có sức sống, không có năng lượng do đó không tạo được cảm xúc. Bạn thấy vô vị thế nào khi ngắm hoa giả thì với không gian sạch, khép kín: trẻ thấy vô vị hơn. Trẻ dần mất những hứng thú, bản năng và cơ hội tương tác: mất hoặc giảm khả năng đọc, nhận diện và sử dụng cảm xúc. Khả năng tương tác của trẻ giảm, ít hiểu ý người khác, thể nhẹ hay bị trêu: gà công nghiệp. Còn trẻ ở nông thôn được chạy chơi nhiều hơn với thiên nhiên, được chơi với nhau, với bạn bè cùng trang lứa. Chúng có cơ hội được học, rèn, chơi và tương tác với chủ thể cảm xúc. Chúng dần nhạy bén, nhanh nhạy hơn với môi trường. Vì EQ: trí tuệ xúc cảm thể hiện khả năng thích nghi nhanh nhạy với môi trường mới.Lý do tiếp theo mình thấy rõ khi đọc dịch tễ tự kỷ bênh mỹ: gia đình có trẻ tự kỷ đa phần có vấn đề về tài chính, ở Việt Nam thường tập trung ở thành phố. Dữ kiện này cho ta hai điều: trẻ ở thành phố ít có cơ hội tương tác với con người, cá nhân khác, thời gian chính chúng tập trung xem tivi, điện thoại thông minh ( mới có khoảng 8- 10 năm trở lại đây) và chơi đồ chơi. Thời gian bố mẹ thành phố tiếp xúc với con cực ít. Còn giúp việc đa phần không có kinh nghiệm, chỉ chăm nhu cầu sinh lý mà ít khi chuyện trò, ôm hôn, nựng trẻ. Giai đoạn đầu đời trẻ thành phố ít hơn hẳn thời gian tiếp xúc trực tiếp, giao tiếp và cảm nhận sâu trải nghiệm tương tác với con người. Đây là một thực tế xã hội hiện đại. Và nếu không nhận ra, vấn đề sẽ còn gia tăng. Và theo điều tra ở Việt Nam và Mỹ thì các gia đình có trẻ tự kỷ thường có căng thẳng về tài chính, có căng thẳng về cuộc sống gia đình. Họ hay cãi nhau, hay to tiếng. Và khi họ to tiếng, đứa trẻ nằm đó, nằm giữa giường, đầy yếu đuối và sợ hãi. Nó không hiểu ngôn ngữ, chưa nhìn thấy rõ hình ảnh; vì đang giai đoạn hình thành. Nằm đó run sợ, cực run sợ đến mức xì trét. Nó chưa hình thành khả năng cảm xúc để xoa dịu sự sợ hãi, căng thẳng đó. Nó run sợ, quay mặt đi, căng thẳng. Bắt đầu có dấu hiệu của bệnh dạ dày. Tại sao ư? khi ta căng thẳng hay xì trét, hormon cortison và adrenalin tiết ra nhiều trong cơ thể, các cơ quan khác, hệ khác ngừng hoặc giảm hoạt động, chân tay co cứng, nhịp tim tăng, hốt hoảng…. biểu hiện của sợ hãi. Và cơ thể đóng hết các chức năng sinh lý không cần thiết khác. Theo bản năng trong môi trường nguy hiểm, mọi chức năng sinh lý giảm, chỉ dồn lại tất cả sức cho: Chiến hoặc Biến Dấu hiệu trẻ căng. Con người trong hoàn cảnh này dạ dày vẫn hoạt động, vẫn co thắt nhưng chất nhày, chất bảo vệ giảm nên người căng thẳng, lo âu hay bị bệnh dạ dày. Đứa trẻ sợ hãi nằm thu mình lại, co quắp kể cả khi ngủ.Chúng quay đi, không nhìn mắt của bố mẹ vì sợ hãi, không nhìn của sổ tâm hồn khi giao tiếp với bố mẹ nữa. Chúng bỏ mất nhiều cơ hội phát triển sự thông minh cảm xúc trong giai đoạn quý giá đầu đời. Mình quan sát, một đứa trẻ khi thấy an toàn thường nằm giang rộng chân tay.
Tai sao 3 tháng – 6 tháng – 1 năm – 2 năm là giai đoạn quý giá đầu đời: cái này liên quan đến não bộ. Khi sinh ra trẻ có bộ não non nớt, chưa nhìn, nghe thấy được mà chỉ cảm thôi. Và giai đoạn đầu đời này là giai đoạn hoàn thiện nhanh, mạnh não bộ của trẻ. Đến khi trẻ hai tuổi não bộ đã gần như hoàn thiện 80-90 % so với não bộ người trưởng thành rồi. Sẽ rất nguy hiểm khi giai đoạn đầu đời này bị gián đoạn, bị ảnh hưởng do sự sợ hãi, hoảng loạn. Và thực tế, môi trường của những đứa trẻ tự kỷ giai đoạn này đầy khắc nghiệt đối với một bộ não chưa hoàn chỉnh.
Nếu theo các nguyên nhân như: gen, bệnh rubela, môi trường, chất kim loại trong không khí… Thì tỷ lệ trẻ trai và gái sẽ bằng nhau. Trẻ ở quê sẽ bị nhiều hơn thành phố. Dịch tễ thực tế ngược hoàn toàn. Và đất nước nghèo, ô nhiễm tỷ lệ trẻ tự kỷ lại thấp hơn nước phát triển: Mỹ. Trẻ tự kỷ mới chỉ được thống kê, ghi nhận khoảng 20 năm gần đây ở nước đang phát triển. Và trên thế giới bệnh này mới được ghi ra khoảng 74 năm (từ 1943). Theo quan điểm và suy luận cá nhân: bệnh tự kỷ là sản phẩm của cuộc sống công nghiệp, bệnh do yếu tố môi trường xã hội mang lại. Không phải môi trường tự nhiên. Cuộc sống hiện đại là cuộc sống mà ở đó con người ít tương tác trực tiếp với nhau, ít thời gian tương tác, va chạm, ôm ấp da thịt. Nếu làm thống kê thời gian tương tác trực tiếp của bố mẹ trẻ tự kỷ với trẻ bình thường ta sẽ thấy điều này. Nếu thống kê tần suất, thời điểm cãi vã, căng thẳng trong gia đình trong suốt giai đoạn phát triển của trẻ sẽ thấy có sự khác biệt rõ rệt giữa trẻ tự kỷ và trẻ thường.Và dịch tễ cũng cho thấy khi bố mẹ nhiều tuổi thì trẻ cũng thường có khả năng bị tự kỷ cao hơn. Đối với mình cái này là bằng chứng của tâm lý,sự tương tác chứ hiếm khi phải là gen. Bố mẹ nhiều tuổi thường thích im lặng, nghiêm túc, trật tự và gọn gàng hơn bố mẹ trẻ. Điều này cũng làm giảm cơ hội chơi cho trẻ, và tạo thêm áp lực tâm lý cho trẻ.
Ebook awaken you wonderful we available free on kdp library from Van Dao Duy
Yếu tố cảm xúc và thời gian tương tác là yếu tố chính tạo sự khác biệt thống kê rõ ràng giữa tỷ lệ tự kỷ của bé trai/bé gái ( 4:1 ở Mỹ) và (8:1 ở Việt Nam). Hãy để tôi giải thích theo ý hiểu của tôi. Cái này mang đặc điểm tâm sinh lý giới tính. Phụ nữ thường ở nhà, chăm sóc và bảo vệ con cái khỏi nguy hiểm. Do đó tạo hóa cho họ trực giác cao, khả năng bao quát, nhìn môi trường rất nhanh. Với họ trí thông minh cảm xúc được ưu tiên hình thành trước. Ở Việt Nam, bé gái thường được bế, ôm ấp, cưng chiều hơn bé trai. bé gái hay giao tiếp, hay đòi, làm nũng hơn bé trai. Và trí thông minh này phát triển dần dần theo thời gian. Do đó người phụ nữ trưởng thành có trực giác tốt, đọc, hiểu tâm lý đối phương tốt hơn nam giới nhiều. Và phụ nữ giải quyết tốt hơn nam giới trong vấn đề liên quan đến cảm xúc, họ có trực giác tốt khi chăm con. Chỉ cần nghe tiếng con khóc là họ có thể hiểu đứa trẻ đang cần gì, có nguy hiểm hay không. Bản năng này có được khi nó hình thành sớm trong giai đoạn đầu đời. Và thực tế ở bé gái trí thông minh cảm xúc hình thành sớm hơn bé trai. Còn sớm hơn cụ thể bao nhiêu thì tôi không biết rõ.
Bé trai thì có sự khác biệt lớn. Trong môi trường xưa: nam giới săn bắn, xây nhà và chiến đấu. Do đó cần tầm bao quát rộng, nhanh và chính xác. Trí thông minh tối ưu cho vai trò này là logic và không gian, bé trai hình thành IQ sớm. Nên bé trai có xu hướng phát triển trí thông minh logic trước. Điều này góp phần giải thích tại sao các nhà khoa học, kỹ sư hiện đại, IT đa số vẫn là nam giới. Trí thông minh cảm xúc không tối ưu quan trọng nên có thể phát triển chậm sau. Và vấn đề bắt đầu phát sinh trong cuộc sống có căng thẳng, có xung đột, có cảm xúc ở giai đoạn đầu đời. Vì đặc điểm giới tính, có cơ hội phát triển khả năng tương tác cảm xúc sớm hơn bé trai nên bé gái có khả năng thích nghi hơn với xung đột cảm xúc trong gia đình bé gái hình thành EQ sớm. Chỉ một sự khác biệt nhỏ, hình thành sớm hơn đã giúp bé gái đã trở thành những kẻ xuất chúng trong môi trường xung đột gia đình so với bé trai. Bé gái hình thành trí thông minh cảm xúc sớm hơn nên chúng giải quyết cẳng thẳng liên quan đến cảm xúc hiệu quả hơn rất nhiều.
Tư Duy và cảm xúc trong khoa học thành công và nghệ thuật hạnh phúcViệc hình thành trí thông minh nào sớm trước trong giai đoạn đầu đời sẽ có cơ hội phát triển tiếp sau này, trẻ sẽ có tài năng hơn về mảng đó. Và tài năng này được bộc lộ, phân định rõ trong nhóm ngành nghề họ tham gia khi trưởng thành. (Tìm đọc: outliers – những kẻ xuất chúng để hiểu hơn ý nghĩa của sự khác biệt nhỏ một chút này). Từ đó dẫn đến số lượng bé gái bị tự kỷ thấp hơn bé trai rất nhiều. Khi rơi vào khủng hoảng này có một bằng chứng là bé trai đã có hình thành trí thông minh logic, không gian. Do đó khi căng thẳng bé trai hay có xu hướng sự dụng trí tuệ logic của mình để giải quyết vấn đề. Trí não non nớt đó chưa học được khái niệm gì khác ngoài logic cơ bản vậy. Những hình mẫu logic này vẫn lặp lại, khi bé trai tự kỷ quay nhìn chằm chằm vào sự vật, sự logic này luôn xuất hiện trong khuôn hình khối xung quanh. Và nó ăn nhập sâu trong đầu trẻ, đến mức trẻ hay thích lặp lại, thích sắp xếp các khuôn hình đó. Một cách vô thức vì nó ăn sâu vào trong đầu trẻ mà.Giai đoạn non nớt đầu đời trẻ bị căng thẳng trong bầu không khí gia đình bé gái có trí thông minh cảm xúc tốt do hình thành sớm từ bé nên chúng có khả năng giải quyết ổn thỏa xung đột đó. Chúng không bị rơi vào trạng thái căng thẳng trầm trọng. xì trét toàn hệ thống như bé trai. Khuôn mẫu này ta có thể thấy rõ trong tình huống giao tiếp căng thẳng người trong cuộc là một nghệ sĩ hài ( cảm xúc tốt, linh hoạt) và tình huống khác là một anh kỹ sư thuần IT, mắt cận. Bạn sẽ thấy sự khác biệt trên khuôn mặt của hai người: người nghệ sỹ thì vui vẻ, thanh thoát, bầu không khí rất thú vị. Còn người kỹ sư thì khả năng linh hoạt trong tương tác kém. Anh kỹ sư có IQ cao nhưng EQ không cao. Do đó trông anh rất khổ sở, lóng ngóng, thậm chí là đáng thương trong tình huống căng thẳng này.
Trong giai đoạn đầu đời của trẻ, sự khác biệt dù nhỏ trên nhưng có tác dụng gấp bội, tạo sự khác biệt giữa bé trai và bé gái. Bé gái đã có một chút về sự thông minh cảm xúc, nên em có thể vượt qua căng thẳng đó mà chỉ bị anh hưởng hay tác động ít. Còn bé trai mới chỉ có một chút về sự thông minh logic, hình khối nên nếu rơi vào tình huống xì trét, căng thẳng như thế bé trai gần như bó tay chịu trận, đầy căng thẳng, đau khổ và sợ hãi nằm co ro ở đó. Cơn bão hóa học trong người bé xuất hiện: cortison, adrenalin tiết ra chạy khắp cơ thể huy động đường huyết, huy động máu từ các cơ quan khác, huy động hết sức mạnh để chuẩn bị cho chiến hoặc biến.Bé rơi vào trạng thái căng thẳng, hoảng sợ, giật mình, sợ hãi, tê liệt rồi dẫn đến thờ ơ. Đối với một người trưởng thành thì khi họ rơi vào căng thẳng họ sẽ có hơi thở gấp, nhịp tim, huyết ap đập nhanh, cơ co cứng, vẻ mặt sợ hãi, nhợt nhạt, sợ tiếng động, tiếng ồn lớn, dễ bị ốm, cúm, kiệt sức và bị viêm dạ dày cấp. Vì trong trạng thái căng thẳng này, cơ thể rơi vào trạng thái cảnh giác cao, nên dù một tiếng động nhỏ cũng làm trẻ giật mình và khóc thét lên. Người lớn hay trẻ nhỏ ở trạng thái cẳng thẳng dễ rơi vào hoảng loạn khi tình huống ngày càng tồi tệ, kích thích ngày càng mạnh. Người lớn bị thế này cũng sẽ dễ dẫn đến suy nhược, chức năng hệ miễn dịch giảm, dễ cáu gắt, dễ hoảng loạn và dễ bị ốm, cúm hơn. Đó có thể là dấu hiệu của căng thẳng, của suy nhược cơ thể. Và kích thích cứ dần như thế, theo vòng xoáy đẩy sự xì trét đứa bé phải chịu đi ngày càng xa hơn. Trong môi trường tiêu cực vậy, đứa trẻ có thể cảm nhận được năng lượng đó.
Thật kinh khủng khi tình trạng này rơi vào một đứa trẻ non nớt, hệ thần kinh chưa hoàn thiện. Và đứa trẻ bắt đầu hoàn thiện nốt hệ thần kinh, phân vùng chức năng bộ não trong tình trạng căng thẳng. Chúng bắt đầu hình thành vùng cảm xúc: ” con người thực ra là một chủ thể cảm xúc”. Nhưng không có nguyên liệu cảm xúc từ sự tương tác, từ tình yêu thương, từ đôi mắt của người thân, từ sự ôm ấp, vỗ về, từ sự ấm áp để hoàn thiện bộ não. Mà luôn có rối loạn, căng thẳng trong giai đoạn hoàn thiện bộ não. Từ đó dẫn đến hình thành bộ não với nhiều chức năng rối loạn. Do đó các cá nhân tự kỷ có khuynh hướng sử dụng các vùng não khác nhau để thực hiện công việc di chuyển so với nhóm chứng. Trẻ bị bệnh tự kỷ, được chuẩn đoán khi bộ não trẻ đã hoạt động sai chức năng bình thường rồi, nhiều rối loạn kèm theo. Và sự rối loạn, khủng hoảng đó có thể được dừng lại hay liên tục kích hoạt ở những mức khác nhau theo diễn biến năm tháng, để lại hậu quả khác nhau nên những trẻ khác nhau. Do đó ở đây không có một tín hiệu, một triệu chứng hay một cơ quan cụ thể. Tự kỷ là sự rối loạn hệ thống toàn cơ thể, diễn biến theo thời gian và liên tục tương tác với môi trường. Kết quả là để lại sự tác động lên trẻ tự kỷ, nên với bệnh nhân tự kỷ người ta dùng vòng vô cùng màu cầu vồng như một biểu tượng cho sự đa dạng của tự kỷ. Đến đây tôi có thể đưa ra nhận định tự kỷ là bệnh liên quan đến vùng cảm xúc, trẻ bị bệnh tự kỷ mất vùng tư duy cảm xúc nói chung. Do đó trẻ tự kỷ ít có biểu hiện của cảm xúc, không để ý đến cảm xúc của người đối diện khi tương tác. Sự khiếm khuyết này là do sự hoàn thiện bộ não non nớt của trẻ trong môi trường nhiều căng thẳng. Trẻ bị xì trét trong giai đoạn hoàn thiện não bộ này. Do đó não bộ bị ảnh hưởng, mất những chức năng của bộ não bình thường. Khi người nhận ra trẻ có dấu hiệu tự kỷ thì não bộ đã kết thúc giai đoạn phát triển cơ bản rồi: ở đây là bộ não hoàn thành nhưng thiếu những cấu trúc, cầu nối, liên kết so với não bình thường. Việc điều trị gần như là rất khó. Các triệu chứng đi kèm khác ở bệnh nhân tự kỷ cũng là những hậu quả của xì trét. Tùy vào mức độ và thời gian của xì trét, trẻ có những triệu chứng khác nhau mà cần can thiệp các thuốc khác nhau.Đã từng có tài liệu, quan điểm là trí não hay tâm trí quyết định hệ gen được biểu hiện. Nên đây là quan điểm hay sự phỏng đoán của cá nhân tôi về sự xuất hiện của những kiểu gen bất thường. Rất mong những nhà khoa học nghiên cứu tiếp:Giả thuyết thứ nhất kiểu gen có thể có trước, và kiểu gen đó có thể tạo ra một số kiểu hình nào đó thể hiện qua kỹ năng hay trí thông minh của cá nhân. Và ở đây trí thông minh đó hình thành sớm. Nó tạo nên kiểu hình hay tính cách của cá thể. Nhưng không may cho những trẻ bị tự kỷ là trí thông minh hình thành sớm đó của trẻ nhờ một phần nhờ kiểu gen ta quan sát thấy ở trẻ tự kỷ lại không có lợi hay có chút tác dụng nào cho trẻ trong môi trường căng thẳng vậy. Nếu điều này là đúng thì ta có thể tìm thấy kiểu gen đó ở một số cá thể khỏe mạnh khác cùng sở trường, hay tài năng giống trẻ tự kỷ đó. Tôi thiên về lý thuyết này hơn, mỗi loài có một đặc điểm thế mạnh khác nhau. Ở đây là đứa trẻ. Và đứa trẻ nào có đặc điểm ban đầu giúp thích nghi với môi trường stress sẽ ít bị tự kỷ so với cá thể khác.
100% trẻ tự kỷ chậm nói, 0% trẻ tự kỷ mà nói bình thường, trẻ chậm nói có thể thành tự kỷ. Có ngu khi phòng VIP = phòng chậm nói?90% Trẻ tự kỷ khi 1,2,3,4,5 tháng tuổi, sơ sinh có hay quấy khóc, bất an! Các mẹ nghĩ nguyên nhân vì đâu? Chắc ko phải gene?Bạn có thấy mối liên hệ giữa tự kỷ, chậm nói với 1.Smartphone, game, tv 2.Lối sống cô lập 3.Bố mẹ Quá Lo lắng 4.Áp lực cuộc sống.Bình quân 1 ngày/tuần con chơi với bao nhiêu người/ trẻ tư khi 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 tháng tuổi? Cho mình con số đi. Môi trường con ở khi dưới 1 tuổi có được nghe nhiều lời nói không, hay là im lặng quá?Bỏ qua đi, bàn tính khả dụng. Cái gì cũng có gốc, chuyên gia thích bỏ qua, ta vẫn còn đầu để nghĩ.By observing and reading the body language, do you think we can predict early signs of autism, ADHD since 2,4,6 or 8 months old?By observing and reading the body language, do you think we can predict early signs of autism, ADHD since 2,4,6 or 8 months old?Ca can thiệp tự kỷ thành công có làm chúng ta nghi nghờ nguyên nhân là do rối loạn genes, não hay thực phẩm?Ca can thiệp, dạy đặc biệt tự kỷ thành công có làm chúng ta nghi nghờ nguyên nhân là do rối loạn genes, não hay thực phẩm?Còn bị gọi là trẻ tự kỷ không khi bị chuẩn đoán tự kỷ 100%, được Nuôi – Dạy đúng cách rồi chúng có thể nói, giao tiếp tốt được? Trẻ tự kỷ, được dạy và chơi, nuôi đúng cách. Kết quả: chúng nói được bình thường, giao tiếp tốt. Trẻ này còn vấn đề gì nữa ko?Dấu hiệu ban đầu là chậm nói, 100% trẻ tự kỷ 2 tuổi không nói được, và nói là Kỹ Năng Học Được của mọi trẻ.Dấu hiệu ban đầu là chậm nói, 100% trẻ tự kỷ 2 tuổi không nói được, và nói là Kỹ Năng Học Được của mọi trẻ.Dấu hiệu ban đầu là chậm nói, 100% trẻ tự kỷ 2 tuổi nói kém trong khi nói là Kỹ Năng Học Được của trẻ mà, cái gì gây tkỷ nhỉ?Do successful cases of intervention for autism and difficult speaking overthrow the ideas of the cause is by genes and brain structure?Do successful cases of intervention for autism and difficult speaking overthrow the ideas of the cause is by genes and brain structure?Đợi đến mẫu giáo thì đã muộn – vai trò của thời gian quý báu đầu đời. Vô cùng tàn nhẫn, vô cùng yêu thương – bố mẹ có thể tàn nhẫn làm con stress nặng khi yêu con.Đợi đến mẫu giáo thì đã muộn – vai trò của thời gian quý báu đầu đời. Vô cùng tàn nhẫn, vô cùng yêu thương – bố mẹ có thể tàn nhẫn làm con stress nặng khi yêu con.Yêu có thể gây đau, gây khổ và gây stress vì chỉ người yêu nhau mới có quyền, biết và có khả năng làm tổn thương nhau. Đa phần người đánh nhau trên báo mạng là trong một nhà hay một tổ chứcVới thằng con, chỉ bố hay mẹ nó mới có thể làm tổn thương, đau, đánh người kia, và nó bất lực khi không làm gì được. Người ngoài cứ chỉ chửi, không động chân tay với người thân của nó mà xem!Ca can thiệp tự kỷ thành công có làm chúng ta nghi nghờ nguyên nhân là do rối loạn genes, não hay thực phẩm?Khổng Tử có đúng, có sai, và cũng có mất dạy không? Đạo nho của ông chả coi phụ nữ ra gì, dù ông cũng chui ra từ cái ấy, quân tử chui ra từ cái ấy. Đến 2000 năm sau, trưởng giả dởm – đệ tử của ông vẫn nhan nhản kìa.Trưởng họ tưởng ngon, tưởng ngầu, suốt ngày đòi đẹp mặt; Chả có đâu, đòi đâm thành ngu đó. Chẳng qua là con thứ hàng ngàn N của Khổng Khâu thôi.Tự kỷ mà do genes thì vô vọng. Tự Kỷ do môi trường: tuy đau nhưng có hy vọng cứu trẻ, may là có ca chữa thành công Từ các ca can thiệp thành công chỉ qua dạy dỗ hay nuôi dạy, tôi nghi ngờ quan điểm genes và nghĩ ngay đến môi trườngDấu hiệu ban đầu là chậm nói, 100% trẻ tự kỷ 2 tuổi không nói được, và nói là Kỹ Năng Học Được của mọi trẻ.90% Trẻ tự kỷ khi 1,2,3,4,5 tháng tuổi, sơ sinh có hay quấy khóc, bất an! Các mẹ nghĩ nguyên nhân vì đâu? Chắc ko phải gene?Trẻ tự kỷ, được dạy và chơi, nuôi đúng cách. Kết quả: chúng nói được bình thường, giao tiếp tốt. Trẻ này còn vấn đề gì nữa ko?Là kỹ năng giao tiếp: tiếng Việt,Tiếng Anh là do môi trường, có bao giờ trong lớp tự kỷ có bé 3 tuổi nói tốt nhập học không?Nếu Là kỹ năng giao tiếp, nói tiếng Việt, tiếng Nghệ An là do môi trường, vậy tự kỷ cũng vậy vì có bao giờ trong lớp tự kỷ có bé 3 tuổi nói tốt nhập học đâu! |
Ebook awaken you wonderful we available free on kdp library from Van Dao Duy
Giả thuyết thứ hai là khi trẻ bị tự kỷ do xì trét tạo nên sự rối loạn chức năng của bộ não, một trạng thái tâm trí bất thường. Ở trạng thái tâm lý đó giúp mà ở đó một nhóm kiểu gen có quan sát thấy ở trẻ tự kỷ có cơ hội xuất hiện.
Thông qua sự quan sát, đọc tài liệu, chiêm nghiệm, thiền định, đọc các tài liệu: tâm lý, sinh lý, sinh lý bệnh và đôi lần nhập vai, trải nghiệm vị trí của một đứa trẻ hàng xóm khi bố mẹ chúng cãi nhau nên tôi có những sự suy nghĩ, suy luận như ở trên. Đôi lúc tôi không thể chịu được mười phút nhập vai là đứa trẻ khi bố mẹ nó cãi nhau mà không để ý đến người khác, không để ý đến đứa trẻ. Cảm giác cực kỳ stress. Thêm với việc ít được trò chuyện, ít được yêu thương, ít được ân cần chăm sóc, ít thời gian tương tác trực tiếp để trấn an, xoa dịu đứa trẻ yếu đuối. Stress lại lặp lại liên tục. Một loạt cơn bão của các chất hóa học tiêu cực được huy động trong trẻ ở giai đoạn stress đó. Việc ít được trò chuyện trực tiếp, ít mắt đối mắt, ít động chạm trực tiếp, ít yêu thương nên trẻ không có dữ liệu, kiến thức về cảm xúc để hỗ trợ cho giai đoạn nhạy cảm của hoàn thiện não bộ này có thể tạo ra những rối loạn nhất định cho chức năng cơ bản của não bộ. Quan sát những đứa trẻ này ít khi có cảm giác an toàn. Nó luôn bất an trong chính gia đình mình. Hãy nhớ lại cảm giác bạn bất an khi làm điều gì đó đi, nhớ thật chi tiết, sống động xem. Đứa trẻ tự kỷ có trải qua trải nghiệm này trong những năm non yếu đầu đời đó. Điều này dẫn đến giảm hoặc mất hẳn trí thông minh cảm xúc. Đứa trẻ gần như bị tách biệt với thiên nhiên và con người một cách cứng nhắc do sự vô tình hay chủ ý của bố mẹ chúng. Sự tách biệt này dẫn đến bất thường ở đứa trẻ. Đứa trẻ giảm hoặc mất hẳn khả năng biểu hiện cảm xúc trong các tình huống tương tác, từ đó khiến đứa trẻ ngại, sợ tương tác, thích sống khép mình: để tạo cho nó được an toàn. Đứa trẻ được nuôi dưỡng trong môi trường ít có sự tương tác, yêu thương sẽ lặp lại những mô thức để tìm kiếm sự an toàn. Nó chưa có đủ năng lực để tương tác ngoài xã hội. Nó tìm kiếm sự an toàn thông qua sống khép mình, đứa trẻ đó rất khó hòa nhập xã hội. Một dạng rối loạn khác giống với sự tự kỷ. Bạn hãy thử lập các biểu đồ khác nhau thể hiện xu thế theo các năm cho các yếu tố như: ly hôn, căng thẳng trong gia đình, bạo lực trong gia đình, số lần cãi nhau, sự gần gũi với cuộc sống thiên nhiên, gia đình hạnh phúc, đối với mỗi giai đoạn trong sự phát triển của trẻ các thành viên: bố, mẹ, con, giành toàn thời gian trong gia đình, thời gian giao tiếp giữa các thành viên trong gia đình, thời gian các thành viên giành cho tivi, điện thoại smartphone, game trực tuyến mỗi ngày, thời gian đọc sách của cả gia đình. Và các vấn đề về tinh thần trong gia đình, xã hội như: ly hôn, trầm cảm, rối loạn nhân cách, tự kỷ, số vụ tự tử, quấy rối, bỏ học, phá phách, tâm thần phân liệt, nghiện ngập. Những thứ đầu tiên là để đo lường chất lượng của mối tương tác. Các cá nhân tương tác thế nào thể hiện ở số lượng thời gian tương tác và chất lượng thời gian tương tác. Chất lượng có thể gói gọn trong các yếu tố như: tình yêu gửi vào hành đông, thái độ trong hành động, sự nhiệt huyết của cá nhân đó trong hành động, sự tự nhiên của hành động, và sự có mặt hoàn toàn ở thời điểm đó. Cái này người câm, điếc, mù có thể cảm được. Các yếu tố này là thứ vô hình, rất khó lượng giá. Tình yêu cũng vậy, tình yêu vô hình mà chỉ có thể cảm được thì nó vượt xa thứ tình yêu bằng vật chất nắm, sờ được. Việc lập lên danh sách đó sẽ cho ta bằng chứng để đối chiếu. Cá nhân tôi luôn quan sát và ghi lại cuộc sống của người thành công, gia đình hạnh phúc thì luôn thấy. Kẻ bảng: chỉ số 1 đều rất tích cực, chỉ số thứ hai thì luôn ở mức thấp và những gia đình thất bại thì ngược lại.Đôi khi tình yêu, nhiệt huyết, thái độ, sự tự nhiên, có mặt hoàn toàn bị ảnh hưởng bởi cơm, áo, gạo, tiền. Chúng can thiệp vào các yếu tố trên, tác động lên chất lượng của mối tương tác. Dẫn đến ảnh hưởng lớn đến chất lượng mối quan hệ, ảnh hưởng đến chất lượng sống. Và yếu tố thiếu thốn tài chính đó người ta có thể dễ dàng đo lường, lượng hóa được nên các nhà thông kê hay sa đà vào các con số thống kê đó. Thực sự thì nhà sư trên các ngọn núi, không điện, không nước máy, không tiện nghi hiện đại, không tiền, chỉ có họ với thiên nhiên và thiền định lại hạnh phúc tột độ. Khách đến gặp vị thiền sư đó cũng có cảm giác hạnh phúc và thư thái lây sang. Các vị thiền sư đã đạt đến cấp độ cao của tình yêu, nhiệt huyết, thái độ, sự tự nhiên, có mặt hoàn toàn ở hiện tại trong suy nghĩ, lời nói, hành động của họ. Đó có thể coi là một chất lượng sống mới chăng?Đến bây giờ tôi rất mong các nhà thống kê bỏ qua một loạt liệt kê vô nghĩa về những nguyên nhân mơ hồ gây rối loạn thần kinh đi. Mong các nhà thống kê hãy nghiên cứu lại về tần suất suất hiện bệnh nhân rối loạn thần kinh với chất lượng đời sống tinh thần. Sẽ có con số thấp kinh ngạc về số cá thể bị vấn đề về tinh thần ở gia đình hay vùng cư dân có đời sống đoàn kết, hạnh phúc. Các bạn có thể đọc đoạn đầu của tác phẩm Oulier của Malcom Gladwell để thấy rõ sự khác biệt này.”….. trích dẫn sách”
Tựu chung chúng là gì ư: nó nằm ở số lượng và chất lượng của những tương tác giữa các thành viên trong gia đình với nhau, giữa các thành viên đó với xã hội. Đây là vấn đề của xã hội hiện đại. Việc thiếu hụt số lượng và chất lượng của tương tác giữa con người với con người mang lại một loạt hệ lụy về đời sống tinh thần, từ đó gây ra các vấn đề về thần kinh. Điều này có thể kiểm chứng nếu trong một vùng mà tần suất chẩn đoán bệnh tự kỷ tăng cao thì các bệnh về thần kinh khác: rối loạn lưỡng cực, trầm cảm, thậm chí cả bệnh tim mạch cũng tăng. Bạn hãy thử xem các thống kê đó nhé. Đó là hậu quả của chất lượng tương tác giữa các cá nhân ngày một giảm đi. Mặc dù về vật chất họ có thể đầy đủ. Có lẽ đây là vấn đề của nền y tế Mỹ. Mặc dù là quốc gia giàu, mạnh, sạch và có đời sống xa hoa và cao nhất thế giới, nhưng đây là quốc gia có cá nhân mắc nhiều nhóm bệnh không truyền nhiễm luôn đứng tốp đầu trên thế giới. Phải chăng các nhóm bệnh này không liên quan đến đời sống vật chất, chúng liên quan chủ yếu đến vấn đề tinh thần. Và vấn đề vật chất luôn xuất hiện làm gián đoạn, phân tâm các nhà nghiên cứu khỏi vấn đề chính là tinh thần. Sẽ có luận điệu phản bác: người béo phì thì tránh sao được cái nhóm bệnh không lây truyền: tim mạch, tiểu đường đó. Đó là một ý kiến cần xem xét. Nhưng điều gì dẫn cá nhân đó đến béo phì, khi họ stress tinh thần, và khi stress có một nhóm người thích ăn, dẫn đến thói quen nghiện ăn, hay dùng ăn để giảm stress và họ bị béo phì. Từ đó gắn với một loạt hệ lụy y tế khác. Nhóm cư dân hạnh phúc trong outlier của Malcom Gladwell vẫn nổi bật trong các thống kê các bệnh tật nói chung đó. Thực tế nhóm cư dân có thói quen tổ chức, sắp xếp và sinh hoạt mang lại giá trị tinh thần rất lớn cho người dân, đáp ứng các nhu cầu, giá trị tinh thần của người nhân chứ không phải phép màu gì cả. Có thể sự khác biệt nhỏ đó đã tạo nên những outlier trong thang bệnh tật của nước Mỹ. Nepal có thể là quốc gia outlier trong vấn đề bệnh tật như vậy. Rất mong chúng ta sẽ cùng chung tay tạo ra những sự khác biệt đó.
Điều gì tạo nên yếu tố khác biệt đó, để giúp đa số trẻ em, đa số người dân chúng ta. Thực tế không quá phức tạp, trong khi đợi các nhà khoa học, nhà thống kê làm nghiên cứu kiểm chứng những điều trên. Chúng ta có thể tự giúp cho chính chúng ta và con cái chúng ta có được sự bình an, hạnh phúc và một cuộc sống thật sự ý nghĩa. Chúng ta cần gia tăng tình yêu, nhiệt huyết, thái độ, sự tự nhiên, có mặt hoàn toàn bên cạnh người thân, thành viên trong gia đình, bạn bè và người ta tương tác. Cần để tâm, giúp các thành viên thỏa mãn các nhu cầu cơ bản. Mọi người đều có nhu cầu cá nhân. Nhu cầu đó đươc thể hiên trong tháp nhu cầu Maslow. Để đọc tháp đó khá phức tạp. Tony Robbin đã tóm lược và thu lại thành sáu nhu cầu cơ bản như. Nhu cầu này luôn tồn tại trong mỗi cá nhân, nó khiến các cá nhân thôi thúc hành động. Và những hành động thể hiện ra nhằm là để thỏa mãn các nhu cầu này. Mức độ ưu tiên mỗi nhu cầu khác nhau tùy từng cá thể, và tùy từng giai đoạn phát triển của cá thể.
Nhu cầu một: certainty: nhu cầu của sự an toàn, chắc chắnNhu cầu hai: uncertainty: nhu cầu thích những điều mới, trải nghiệm mới, thú vị, bất ngờ, không theo mô tuýp dập khuôn.Nhu cầu ba: significant: nhu cầu thể hiện sự quan trọng. Mary Kay thành công khi thỏa mãn nhu cầu này của khách hàng: ” make me feel important”Nhu cầu bốn: connection and love: nhu cầu kết nối và yêu thương. Con người là chủ thể của các mối quan hệ, của các tổng hòa kết nối và yêu thương.Nhu cầu năm: nhu cầu phát triển.Nhu cầu sáu: nhu cầu đóng góp, nhu cầu để lại di sản.Khi cá nhân phục vụ các nhu cầu này của người khác thông qua hành động yêu thương, quan tâm, chăm sóc, gần gũi và được thỏa mãn các nhu cầu này họ sẽ hạnh phúc, vui vẻ, đầy hứng thú trong cuộc sống. Ta sẽ cảm nhận thứ khác từ họ. Đó là emotion hay energy: một năng lượng rất mới. Và nguồn năng lượng này sẽ lớn dần, phát triển như cơn lũ, cuốn trôi những thứ tiêu cực xung quanh mình và của những người xung quanh. Họ mang lại nguồn năng lượng và hứng thú mới cho nơi họ đến, cho người họ tiếp xúc. Ở đây năng lượng, thứ vô hình, thứ người khác cảm thấy khi tương tác với bạn quan trọng hơn rất nhiều so với vật chất, tiên nghi bên ngoài và nó là yếu tố quan trọng nhất trong chất lượng của sự tương tác. Có những cá nhân thành công trong công việc, trong kinh doanh, trong điện ảnh, họ có thể là thần tượng của nhiều người nhưng chất lượng cuộc sống cá nhân của họ thì đầy bi thảm, bi kịch, đổ vỡ hôn nhân. Một phần của bi kịch này là họ không để ý năng lượng mình toát ra khi ở nhà, không để ý đến cảm giác vợ, chồng, con họ thực sự cần năng lượng gì từ cá nhân thành công đó. Khi không thỏa mãn được các nhu cầu, không cảm nhận được năng lượng vô hình trong mối quan hệ họ thường đau khổ mặc dù đầy đủ vật chất. Và phần nhiều nếu không kiểm soát có thể sẽ dẫn dùng chất kích thích, chất tạo ảo giác, và dẫn đến đổ vỡ. Cá nhân thành công trong sự nghiệp này mạnh mẽ thật khi chinh phục được những thử thách bên ngoài. Nhưng có một thứ to lớn hơn cần hon chinh phục đó là chính mình. Chinh phục bản thân mình mang tinh thần phục vụ mọi lúc, mọi nơi, kể cả công việc lẫn cuộc sống gia đình để tạo những cảm xúc, năng lượng tích cực cho nhau. “quote” Mang tinh thần cho đi, phục vụ, tiếng cười đó toát ra nguồn năng lượng tích cực, nó chạy khắp ngóc nghách, góc nhà, hiện diện trong các mối tương tác với các thành viên trong gia đình, họ cảm nhận và được truyền năng lượng từ đó. Gia đình đầy ắp tiếng cười, sự trò chuyện cởi mở, bình an, thoải mái. Trong môi trường đó cá nhân cảm thấy an toàn, gia đình tạo nền móng an toàn tốt cho họ. Và trong cuộc sống cần làm việc, cần hành động, cần sáng tạo. Họ ở trạng thái” safe to work”. Họ có sự an toàn từ bên trong, từ gia đình họ. Hoặc cá nhân đến đủ độ trưởng thành họ tự tạo ra và luôn thấy an toàn từ bên trong. Chỉ từ an toàn, bình an thôi không thể nói đủ hết hàng loạt chất hóa học hạnh phúc, cảm xúc tích cực chạy khắp cơ thể. Và nếp ăn, ngủ, chơi và sinh hoạt, sự vui vẻ, thư thái là những thứ hữu hình xuất hiện lên từ đó, thứ này ta quan sát được.Khi cá nhân nào thất bại trong việc chinh phục mình, để cái tôi thắng thế và lên tiếng, nó bắt đầu hạch sách, đòi hỏi và ra điều kiện và gây xung đột, một nguồn năng lượng cực kỳ tiêu cực chạy khắp gia đình, hiện diện trong mọi hành động tương tác. Thành viên trong gia đình luôn rơi vào trạng thái bất an, căng thẳng, sợ hãi. Đây là cảm xúc cho những hành vi tiêu cực, mầm mống các vấn đề trong gia đình và xã hội xuất phát từ đây. Các cá nhân cũng vẫn phải ra ngoài làm việc, học tập, sáng tạo. Nhưng họ luôn ở trại thái căng thẳng, không tự nhiên: ” work to safe”. Mà safe – sự an toàn này luôn nằm trong tay người khác, mà người khác bị cái tôi, cái cảm xúc chinh phục nên họ bị dao động không ngừng. Cái safe này khó mà đạt được, dù cá nhân đó cố gắng đến đâu. Ở đây nhu cầu cơ bản của con người về tinh thần là sự an toàn không có. Các thành viên trong gia đình luôn mệt mỏi, căng thẳng, stress. Ngần đó từ mô tả sự tiêu cực đó chưa đủ để giải thích hàng loạt chất hóa học độc hại căng thẳng chạy khắp cơ thể và não bộ, phóng thích các chất oxy hóa hủy hoại các cơ quan, tế bào: não, thần kinh, tim mạch… Khi chất hóa học tiêu cực này lưu thông thường xuyên trong cơ thể. Các cơ quan trong cơ thể tạo nhiều thụ thể hơn để tiếp nhận chúng, thích nghi với chúng. Những đường mòn được hình thành, sự thích nghi đó làm cơ thể và cơ quan đi lệch theo nhịp tự nhiên, chúng tạo ra những thay đổi và chu trình bệnh lý làm cơ thể bị suy kiệt. Diễn biến này giống với cơ thể bị nghiện ma túy vậy.Một số bệnh ta chuẩn đoán do thăm khám là những biểu hiện của sự stress trong cơ thể kéo dài nhiều năm đó. Bác sĩ sẽ kê đơn trị triệu chứng, thuốc trị triệu chứng có tác dụng tức thì, một chút nhưng không trị dứt được bệnh. Một số bệnh nhân thích giảm các triệu chứng khó chịu mãn tính đó một cách tức thì, họ lạm dụng thuốc trị triệu chứng. Họ lại bị rơi vào vòng xoáy bệnh lý do tác dụng phụ của thuốc, do lạm dụng thuốc. Theo quan điểm của một người dược sỹ như tôi thì sẽ hiệu quả hơn với bệnh nhân bị các triệu chứng mãn tính ngoài việc dùng thuốc thì còn cần tập và rèn luyện thêm những môn thể thao, thiền định, yoga, sinh hoạt tập thể nhóm tình nguyện…. để giúp tạo trạng thái tâm lý mới làm cắt đứt vòng xoáy bệnh lý tồn tại trong cơ thể. Nguyên tắc vàng của Napoleon Hill có nói rất rõ về kết quả của sự ám thị và kỳ vọng tâm lý có tác động thế nào tới người đối diện.
Đó có thể là yếu tố khác biệt ban đầu, theo thời gian, thông qua sự tương tác với xã hội, với những biến cố bên ngoài. Một sự khác biệt nhỏ, không đáng để ý sau thời gian được cộng hợp lại thành những hào quang, chiến thắng, bi kịch trong xã hội. Chúng được cho vào các con số thống kê để nghiên cứu.
THÓI QUEN HAY NGUYÊN TẮC: GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI CẦN HỌC:
Forgotten philosophy reveal the real cause of human problems: Autism, ADHD, Depression, Suicide, and Stress from Van Dao Duy
Awaken You Wonderful We – When do we realize the Effects of stress on mind, body, world. from Van Dao Duy
The new view of diseases that helps healing most chronic diseases, chronic problems: Autism, ADHD, Depression, Suicide, and Stress from Van Dao Duy
Time for contemplation: mixing pictures to find out the cause and cure
Tự kỷ, tăng động và chậm nói mối liên hệ ngầm giúp chỉ ra nguyên nhân, dự đoán, phòng và can thiệp hiệu quả from Van Dao Duy
Seasonal stress in America and the world kill the most, not cold, heat or flu from Van Dao Duy
The hidden relation, clues of autism, ADHD and depression which reveals the cause and possible cure from Van Dao Duy
Tự kỷ, tăng động và chậm nói mối liên hệ ngầm giúp chỉ ra nguyên nhân, dự đoán, phòng và can thiệp hiệu quả from Van Dao Duy
Trích dẫn về xã hội: cố gắng hoàn thiện cách thức mà không có mục đích.
Thường những cá nhân ít rèn luyện thì năng lượng toát ra Theo John C Maxwell họ là những up-lifters or multipliers. Vâng tôi cũng muốn thế, tôi đã biết có vẻ sẽ như thế nào rồi, nhưng cụ thể là những hành động, thói quen gì. Những multipliers họ có khả năng đáp ứng các nhu cầu trên, họ rèn thành thói quen. Và họ là người có thói quen của người thành đạt. Các thói quen này tóm gọn trong cuốn 7 thói quen của người thành đạt của Stephen Covey. Mình xin tóm lược lại một số ý chính để bạn đọc hiểu:Theo triết học” con người là tổng hòa các mối quan hệ”. Chúng ta đang tương tác trong các mối quan hệ đó, vậy bạn đã thực sự hiểu sâu về những tương tác trong mối quan hệ?Bạn có đồng ý với quan điểm: con người ai cũng có tính phật, tính sà. Cách, mô tuýp bạn tiếp cận, thói quen bạn tiếp cận gọi lên tính Phật hay Sà trong họ vậy và bạn gọi tính gì lên nhiều lần, họ sẽ có thói quen thể hiện tính đó ( một phần của sự ám thị hay ảnh hưởng của môi trường. Mình xin tóm lược 7 thói quen của người thành đạt của Stephen Covey theo ý hiểu của mình.
– Thói quen thứ nhất: thói quen chủ độngBạn chủ động nhận trách nhiệm thay đổi hoàn cảnh, bạn nhận ra sự chủ động trong ngôn từ của bạn, Cuộc sống của chúng ta thay đổi khi chúng ta dùng từ “Là” thay vì từ “Có”Nếu tôi là người… thì cuộc sống của tôi sẽ tốt hơn (chủ động)
… là: hợp tác, chăm chú lắng nghe, trò chuyện với con nhiều hơn, gần gũi với người thân, không ngại khó, chịu dấn thân, hạ thấp cái tôi, quyết đoán,Nếu tôi có… thì cuộc sống của tôi sẽ tốt hơn (bị động)… là: người chồng về sớm, con cái ngoan ngoãn, thời tiết thuận lợi, công việc thuận lợi, chính trị ổn định,chủ tịch quận là ông A chứ không phải ông B, thủ tướng là ông C chứ không phải ông DBạn có nhận ra ngôn ngữ của những người xung quanh là chủ động hay bị động không?– Thói quen thứ 2: bắt đầu với một kết quả đã định hình sẵn trong đầuHình ảnh của tâm trí, nơi đó có tầm nhìn, có tương lai, và khi ta hoàn thành sứ mệnh. Thói quen luôn tư duy và hoạch định sẵn mọi việc để nhận ra điều gì là thật sự quan trọng trong việc đó. Điều gì là thật sự quan trọng trong cuộc sống. Từ đó hãy để những điều quan trọng đó và những nguyên tắc trong cuộc sống dẫn dắt cuộc sống của bạn, chứ không phải là cảm xúc hay thú vui dẫn dắt.– Thói quen thứ 3: ưu tiên cho điều quan trọng” Đừng bao giờ để thứ quan trọng nhất bị những thứ kém quan trọng hơn chi phối”” Don’t major in minor things, don’t minor in major things” Jim RohnỞ đây bạn sẽ làm quen với ma trận: khẩn cấp – quan trọng. Các đầu công việc của bạn được xếp loại trong bốn nhóm:Quan trọng – không khẩn cấpQuan trọng – khẩn cấpKhông quan trọng – không khẩn cấpKhông quan trọng – khẩn cấpBạn tự phân loại xem, để có cuộc sống thành công, bạn cần ưu các việc quan trọng nhưng không khẩn cấp trước, sau đó mới đến việc quan trọng và khẩn cấp, hạn chế sử dụng thời gian cho đầu việc không quan trọng.– Thói quen thứ 4: tư duy cùng thắngTrong cuộc sống bạn hay có mô thức tư duy nào trong nhóm sau: thắng- thua; thua – thắng; thua – thua; hay thắng – thắng. Khái niệm TÀI KHOẢN TÌNH CẢM, xây dựng tài khoản tình cảm bằng cách luôn gửi vào bạn sẽ sớm đạt được tư duy cùng thắng. Luôn rèn tư duy cùng thắng cho mình, cho con và những người khác.– Thói quen thứ 5: giao tiếp để thấu hiểuBạn cần hiểu người khác trước, trước khi muốn mình được họ hiểu, tác phẩm có trình bày các nguyên tắc để trò chuyện, các cấp độ để giao tiếp: giả vờ giao tiếp, giao tiếp để đối đáp, giao tiếp để phán xét hay giao tiếp để thấu hiểu. Bạn hãy thử nhận diện mình thuộc nhóm nào trong những lần giao tiếp như vậy xem. Thường trong gia đình ta giao tiếp với con thường ta hay phán xét, đánh giá. Hãy nhận ra và chuyển sang giao tiếp sâu để thấu hiểu nhu cầu, nguyện vọng của nhau.– Thói quen thứ 6: Đồng tâm hiệp lực. Khi bạn làm chủ thói quen trước, khi đó mọi việc bạn làm đều có thể cộng hưởng thành quả lên được. Cùng nhau học hỏi điểm hay, tích cực trong quan điểm, góc nhìn của mỗi người để ta ra một giải pháp tối ưu hơn cho cả hai. Luôn tìm cách nâng sức mạnh của cá nhân đơn lẻ.
– Thói quen thứ 7: rèn rũa bản thânQuá trình học tập, rèn luyện bản thân là một quá trình liên tục, không ngừng. Bạn quan sát thấy đường xoắn ốc đi lên của các thói quen. Bạn luôn rèn luyện thể chất, tinh thần, trí tuệ. Khi rèn luyện mọi thứ sẽ hỗ trợ nhau và cùng nhau đi lên. Và chất lượng sống của người xung quanh cũng được nâng lên. Bạn chính là món quà to lớn nhất với những người thân, người xung quanh, đặc biệt những người cần và yêu quý bạn. Tiếp tục rèn luyện, theo thời gian ta có những số phận khác nhau.
Thực tế khi quan sát, thống kê về sinh hoạt gia đình thì những gia đình thành công, hạnh phúc, những cộng đồng hạnh phúc đều có 7 thói quen này. Hành động tương tác của họ luôn hướng theo chất lượng, theo chiều sâu, luôn quan tâm đến người khác. Luôn có những hành động đồng cảm, chia sẻ, quan tâm, yêu thương và tha thứ.
Cảm xúc, khả năng làm chủ cảm xúc.
Đó là những thói quen, nguyên tắc hành động và tháp nhu cầu đa số người dân phương, những cử nhân, tiến sĩ phương tây đều biết. Nhưng tại sao vẫn có nhiều bất hạnh, chớ trêu, bệnh tật trong cuộc sống vậy. Điều này cần kết hợp thêm với văn hóa, quan điểm triết học và thiền định của phương đông. Cuộc sống của mỗi cá nhân là kết quả của hàng loạt lựa chọn, lựa chọn cảm xúc trong tình huống, lựa chọn sự tập trung, lựa chọn suy nghĩ, lựa chọn câu chuyện để nói với chính mình, lựa chọn góc nhìn sự vật, lựa chọn quan điểm xem xét sự vật. Từ đó cho ra ý nghĩa của sự vật theo quan điểm cá nhân và cho ra cảm xúc từ tình huống đó. Sau khi đã chọn ra ý nghĩa và cảm xúc, họ cố gắng bám lấy ý nghĩa, cảm xúc và góc nhìn đó. Ban đã bao giờ gặp người cãi cùn chưa?Từ cảm xúc đó họ có lựa chọn hành động. Ở đây con người không làm theo những thứ họ biết là đúng, lúc đó họ chỉ làm theo cảm xúc. Hãy dành năm phút nhớ lại xem bạn có những cảm xúc gì khi bị thuyết phục làm việc, khi bị thuyết phục mua món đồ đắt tiền bạn không cần, khi bị thuyết phục trong hợp đồng kinh doanh mặc dù bạn biết là bị thua thiệt nhưng bạn vẫn làm. Ở đây cảm xúc chi phối cá thể.
Ebook awaken you wonderful we available free on kdp library from Van Dao Duy
Tài liệu tham khảo giúp bạn hiểu vấn đề hơn:
7 Thói quen để thành đạt
7 Thói Quen Tạo Gia Đình Hạnh Phúc
Thuật Đắc Nhân Tâm của John C.Maxwell
Đắc Nhân Tâm của Dale Carnegie
Ebook awaken you wonderful we available free on kdp library from Van Dao Duy
25 THUẬT ĐẮC NHÂN TÂM
Hẹn Bạn Trên Đỉnh Thành Công – Zig Ziglar
Sự Kỳ Diệu Của Tư Duy Lớn (Dám Nghĩ Lớn) – David J.Schwartz
Đánh Thức Con Người Phi Thường Trong Bạn
Phát Triển Kỹ Năng Lãnh Đạo – John C. Maxwell
Cha Giàu Cha Nghèo – Robert T.Kiyosaki
Bộ Sách Lãnh Đạo Cùng John Maxwe..
Hẹn Bạn Trên Đỉnh Thành Công – Zig Ziglar
Sự Kỳ Diệu Của Tư Duy Lớn (Dám Nghĩ Lớn) – David J.Schwartz
Vị Giám Đốc Một Phút – Kenneth Blanchard
More reading:Lý giải nguyên nhân và gợi ý liên Quan Học Kém, Kém Tập Trung, Tự Kỷ, Tăng Động, Chậm Nói và Quấy Phá ở trẻ và các vấn đề: mất ngủ, suy nhược, đau và các bệnh mãn tính ở người lớn
Sức mạnh của lãi kép, tín dụng đen và những điều cần lưu ý khi vay
References:1. A.H. Maslow, Critique of self-actualization theory, in: E. Hoffman (Ed.), Future visions: The unpublished papers of Abraham Maslow (Thousand Oaks, CA: Sage, 1996), pp. 26–322. Amerian psychological Association. (2011, January). Stressed in America. Retrieved September 19, 2017, from http://www.apa.org/monitor /2011/01/stressed-America.aspx3. Amerian psychological Association. (n.d.). Report Highlights: Stress in America: Paying for our health. Retrieved September 19, 2017, from http://www.apa.org/news/press/releases/stress /2014/highlights.aspx4. American Psychological Association. (2006, February 23). Stress weakens the immune system. Retrieved July 19, 2017, from http://www.apa.org/research/action/immu-ne.aspx5. Annie B. Bond. (April 10, 2005). The Healing Power of Love – A True Story. Retrieved from https://www.care2.com/greenliving/healing-power-of-love-true-story.html6. Autism Speaks. (n.d).Symptoms. Retrieved July 19, 2017, from http://www.autismspeaks.org/what-autism/symptoms7. Bar-On, Reuven, & Parker, James D.A. (2000). The handbook of emotional intelligence. New York: Jossey-Bass.8. Blahd, William. (2016, December 23). What Is Cortisol?. Retrieved July 19, 2017, from http://www.webmd.com/a-to-z-guides/what-is-cortisol#19. Cohen, J. (2001). Social emotional education: core concepts and practices. In J. Cohen (Ed.). New York: Teachers College Press.10. Cohen, Jonathan. (Ed.) (1999). Educating minds and hearts: Social Emotional Learning and the passage into adolescence. New York: Teachers College Press. www.teacherscollegepress.com11. Cohena, S., Janicki-Devertsa, D., Doyleb, W. J., Millerc, G. E., Frankd, E., Rabine, B. S., and Turner, R. B. (2012, February, 27). Chronic stress, glucocorticoid receptor resistance, inflammation, and disease risk. Retrieved September 19, 2017, from http://www.pnas.org/content/109/16/5995.full12. Cooper CL.ed The theories of organizational stress. Oxford: Oxford University Press, 1999.13. Cooper, Robert; & Sawaf, Ayman. (1996). Executive EQ: Emotional intelligence in leadership and organizations. New York: Grosset/Putnam.14. Cortisol. (n.d.). In Wikipedia. Retrieved July 17, 2017, from http://en.wikipedia.org /wiki/Cortisol15. Cunha, P. John. (2016, September 16). Adrenalin Side Effects Center. Retrieved July 19, 2017, from http://www.rxlist.com/adrenalin-side-effects-drug-center.htm16. Elias, M.; Zins, J. E., Weissberg, R. P., Frey, K.S., Greenberg, M.T., Haynes, N. M., Kessler, R., Schwab-Stone, M. E., & Shriver, T. P. (Eds.). (1997). Promoting Social and Emotional Learning: A guide for educators. Alexandria, VA: Association for Supervision and Curriculum Development (ASCD). around $22.00. The first chapter is available on the web. http://www.ascd.org. E-Mail Member@ascd.org17. Ellin, Abby (2010-08-06). With Tony Robbins, Self-Help Author. The New York Times. ISSN 0362-4331. Retrieved 2017-07-18.18. Epileptic seizure. (n.d.). In Wikipedia. Retrieved July 10, 2017, from http://en. wikipedia.org /wiki/Epileptic_seizure19. Eurostat Statistics Explained (2015, June 16) Prevalence of longstanding health problems or diseases in people aged 15-64, by age group, in the EU, 2011. Retrieved July 19, 2017, from http://ec.europa.eu/eurostat/statistics-explained/index.php20. Fisher, Max. (21013, August 12). 40 maps that explain the world. Retrieved September 20, 2017, from https://www.washingtonpost.com/news/worldviews/wp/2013/08/12/40-maps-that-explain-the-world/?utm_term= fc9563d753e621. Galimberti, Katy. (2016, September 22). 5 easily-spread illnesses that peak in fall, winter. Retrieved September 20, 2017, from https:// www.accuweather.com/en/weather-news/fall-winter-illnesses-flu-noro/3468249222. Gamel JW (2008). Hokum on the Rise: The 70-Percent Solution. The Antioch Review. 66 (1): 130. It seems appropriate that Chopra and legions of his ilk should now populate the halls of academic medicine, since they carry on the placebo-dominated traditions long ago established in those very halls by their progenitors23. Gammon, Crystal. (2009, August 27). Cancer in wildlife, normally rare, can signal toxic dangers. Retrieved September 19, 2017, from http://www.environmentalhealthnews.org/ehs/news /wildlife-cancer24. Gardner, H. (1991) The Unschooled Mind: How children think and how schools should teach, New York: Basic Books.25. Gardner, Howard (1999) Intelligence Reframed. Multiple intelligences for the 21st century, New York: Basic Books. 292 + x pages. Useful review of Gardner’s theory and discussion of issues and additions.26. Gardner, Howard (1999) The Disciplined Mind: Beyond Facts And Standardized Tests, The K-12 Education That Every Child Deserves, New York: Simon and Schuster (and New York: Penguin Putnam).27. Gladwell, Malcolm (2008). Outliers. New York: Little, Brown & Co28. Goble, F. (1970). The third force: The psychology of Abraham Maslow. Richmond, CA: Maurice Bassett Publishing. pp. 62.29. Goldberg, Joseph. (2016, April 09). Symptoms of depression. Retrieved July 19, 2017, from http://www.webmd.com/depression/guide/detecting-depression#130. Holland, Kimberly. (2016, November 4). Everything you need to know about the common cold. Retrieved July 19, 2017, from http://www.healthline.com/ health/cold-flu/cold31. Klein, Sarah. (2013, April 19). Adrenaline, cortisol, norepinephrine: the three major stress hormones, explained. Retrieved July 19, 2017, from http://www. huffingtonpost.com/2013/04/19/adrenaline-cortisol-stress-hormones_n_3112800.html32. Marks, Julie. (2014, September 3).What Is Norepinephrine (Levophed)? Retrieved July 19, 2017, from http://www.everydayhealth.com/drugs/norepinephrine #sideeffects33. Marks, Lynn.(2015, August 18). What is Cortisone (Cortone Acetate)? Retrieved July 19, 2017, from http://www.everydayhealth.com/drugs/cortisone34. Mayo Clinic Staff. (2015, November 06). Epilepsy. Retrieved July 19, 2017, from http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/epilepsy/symptoms-causes/dxc-2011720735. Mental Health America.(n.d.). Mental Illness and the family: Recognizing warning signs and how to cope. Retrieved July 19, 2017, from http://www.mentalhealth-america.net /recognizing-warning-signs36. Mountain State Centers for Independent Living. (n.d.). Understanding and dealing with stress. Retrieved July 19, 2017, from http://www.mtstcil.org/skills/stress-deal.html37. National Autism Association. (n.d). Signs of Autism. Retrieved September 19, 2017, from http://nationalautismassociation.org/resources/signs-of-autism/38. Ratini, Melinda. (2016, July 30). Fibromyalgia Symptoms. Retrieved July 19, 2017, from http://www.webmd.com/fibromyalgia/guide/fibromyalgia-symptoms#1-339. Sargis, M. Robert. An Overview of the Adrenal Glands, Beyond Fight or Flight. Retrieved July 19, 2017, from http://www.endocrineweb.com/endocrinology /overview-adrenal-glands40. Scicurious. (2013, June 10). Fighting stress with adenosine antagonists. Retrieved July 19, 2017, from http://blogs.scientificamerican.com/scicurious-brain/fighting-stress-with-adenosine-antagonists/41. Van D. Dao (2017) Awaken You Wonderful We: The secret of one-page table reveal all the real causes of all phenomena and problems: Ability – ADHD, Autism – Depression – Belief system – Gut feelings – Learning –Talent. Amazon.com