Đối cảnh vô tâm và vạn pháp tùy duyên

 Ở cảnh tâm tĩnh, trống, như vô.

Vô là ko dao động, ko giận, ko vui, ko buồn, ko  tham, ko sân. Bình an tĩnh tại.

Cái vô cũng như tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến.

Sao đạt được vô, vô của tĩnh tại khác bàng quang, thờ ơ, ngu si hưởng thái bình.

Vô đạt được từ hiểu, hay trí, hay tuệ, hay cái thấy. Hiểu mình, hiểu người, hiểu cảnh, hiểu nhân gieo, quả gặt. Vạn sự vì duyên sinh, cũng vì duyên mà diệt. Ko cưỡng cầu được. Cái bình thản, tĩnh tại của người hiểu, tranh, thơ, ca vẽ và mô tả suốt. Duyên, sự hiện tại là quả, quả đó ở cảnh, quả đó cũng đang vận hành, sinh diệt.

Buông chấp, buông kiến thức cũ, hiểu cũ, niệm cũ, yêu ghét cũ thì mới đạt vô tự nhiên chứ ko phải sự ép, kìm. Cái học là sự buông, xả, biết mà ko biết thì dần hướng tới tâm vô. Ko giận, ko phán xét mới dần đạt biểu hiện của vô tâm. Tỷ duyên tạo nên 1 sự, 1 pháp, sự pháp đó lại vận động tiếp, ra pháp mới.

Từ sự tĩnh, tâm vô, ko thiên vị mình hay người, thì làm cũng vô cầu, vô mong, vô nguyện, làm vì việc cần làm. Khi tâm vô đó thì đối với pháp, cảnh đạt chữ tùy duyên. Luôn chánh niệm, buông chấp, hành tùy thực tại: vạn sự tùy duyên hay vạn pháp tùy duyên. Làm thứ cần và buông, vì pháp ko cưỡng cầu được, gieo đủ thứ cần, hạt tự lớn, đạt vô tâm, vô nguyện trong hành thì mới đạt chữ TÙY.

Họ cao thâm ở gặp chung nhau ở vô ngã, vô vi, vô thường, bất biến tâm, biết mà ko biết gì cả, sự học, buông, xả. Khi thấu. Khi thấu thì làm tùy duyên.

Học Nguyện của người.

“Xin ban cho sự kiên trì để thay đổi sự có thể thay đổi.”

“Xin ban cho sự dũng cảm để có thể chấp nhận việc không thể thay đổi.”

“Và xin trí tuệ để phân biệt được hai việc đó”

Sự, việc, duyên, quả, pháp mang nghĩa bóng giống nhau.

Similar Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *