Kiểm soát cảm xúc trong lúc tức giận

Kiểm soát cảm xúc trong lúc tức giận rất khó. Thầy có thể chia sẻ bí quyết những hành động nào nên dùng để kiểm soát cảm xúc lúc đang giận không ạ.

Tác hại của stress lên bệnh tật, học tập và mối liên hệ với vấn đề sức khỏe mãn tính, nan yHỏi đáp trong cảm xúc:Hỏi:”Chào thầy, rất cảm ơn thầy đã có những chia sẻ rất tuyệt vời. Kiểm soát cảm xúc trong lúc tức giận rất khó. Thầy có thể chia sẻ bí quyết những hành động nào nên dùng để kiểm soát cảm xúc lúc đang giận không ạ.”Đáp:Cảm ơn bạn.1. Khi mình tham biết mình tham, sự mong cầu và khó chịu sẽ giảm2. Khi mình giận biết mình giận: cơn giận sẽ giảm đáng kể. Các dấu hiệu nếu mình để tâm sẽ thấy.3. Yêu mà kèm tham, giận và si mê thì không phải là yêu, cần hiểu đúng bản chất và nghĩa của từ mình đang diễn tả. Vì yêu ta giận, vì con ta giận con… đó đúng hơn là vì ta, vì chỉ bảo vệ cái tôi, quan điểm hay ý kiến thay đổi liên tục của ta.4. Các bi kịch gia đình sẽ giảm, anh em sẽ giảm: vì khi ta biết ta nóng giận, hãy tách nhau ra, đợi thời gian làm xoa dịu, khi dịu rồi thì ta mới có thể ngồi lại thảo luận đầu đuôi rồi. Và khi nóng giận, ta không tìm quan điểm, mà ta chỉ lắng nghe cái gì có liên quan đến tôi. Cơn giận như màng lọc làm xuyên tạc hết thông tin. Khi giận thì tam sao thất bản là bình thường. Do đó ta cần tách ra, cần tĩnh tâm, đi dạo, pha trà, làm việc nhẹ, lắng nghe cơ thể hay thiền. Nên nhớ là hành vi con người đa phần bị chi phối bởi cảm xúc.

Tham, sân, si và thiền trong quản trị cảm xúc 5. Có những câu chuyện về hạt đậu, hay đóng đinh lên dậu: giận thì nhặt một hạt đậu đen, vui thì đậu trắng bỏ vào túi, hay giận thì đóng một chiếc đinh lên hàng rào. Giờ tiện ta có thể dùng bút ghi chú, theo dõi cả cảm xúc, sức khỏe và mối quan hệ với cơn giận xem mức độ hủy hoại ra sao. Hãy xem hàng ngày, hàng tuần cơn giận thế nào và mức độ ra sao. Xem ta chế ngự dần chưa? Nên cuối ngày, cuối tuần, cuối tháng, cuối năm: rèn thói quen tư duy tổng kết, và quan sát cảm xúc. Khi rèn tư duy tốt, hiểu biết hơn, cảm xúc hay cơn giận cũng được chế ngự tốt hơn.Với những quan điểm đó, cách thức trên, cáu giận gây ra đánh chém nhau, bi kịch trên mạng liên quan chủ yếu đến cáu giận, ở với người hiền lành, hiểu biết thì cơn giận dần chế ngự được hay không bộc phát quá, ở với người sống đầy cảm xúc, cơn giận sẽ nuốt chìm ta mà không hay. Khi bị cơn giận chế ngự, hãy tự nhắc nhở bản thân với viễn cảnh và bi kịch có thể có. Sau mỗi cơn giận, chỉ cần trả lời 2 câu hỏi: 1. Mình đã làm gì đúng? 2. Lần sau mình sẽ làm gì khác đi để tình huống được tốt hơn.Khi tu thân, rèn tâm, tăng hiểu biết, hiểu lẽ thường, tầm mình lớn hơn, nhìn  lại thì cơn giận trong quá khứ sẽ là những trải nghiệm đáng cười, mình sai. Đó là dấu hiệu của tiến bộ, của sự ngộ dần dần. Chứ nếu không nhận ra, chỉ nghĩ lại chuyện cũ mà máu lại sôi lên thì chưa tu tẹo nào. Có bài giảng hay của thượng tọa: “Không học phật thì không hết ngu và không tu thì không hết khổ” và ” tham, sân si” trên youtube, anh hãy tham khảo.

Giận = người khác không làm theo ý ta. Cần hiểu 1. Người khác là họ, ta không phải là họ nên không thể giống nhau. Và 2. Ta: ý của ta bị niềm tin của ta chi phối, niềm tin có thể được cài đặt và thay đổi. Nên hãy tập hỏi ngược xem cái gì dẫn đến niềm tin đó? Nếu niềm tin đó sai thì sao: và bẻ dần niềm tin đó bằng các dẫn chứng khác tự chỉ ra. Và mình giận có thể do mình bé, mình cần tu.6. Có cơn giận tốt, cần chế ngự thôi: theo các chữ đúng: người, thời điểm, mức độ, mục đích. Nên hãy luôn quán sát chúng và dẫn dắt chúng theo nguyên tắc. Nguyên tắc và tư duy, quán chiếu là cái rèn trước đó ta đã làm: cái này coi như là phần âm của hành vi theo thuyết âm dương. Hay hiểu đúng là gieo gặt và nhân quả vậy. Cái hay theo mình thấy, thánh nhân, Phật  coi cái khó chịu của xã hội hay bên ngoài để quán chiếu và rèn thân. Họ có khó chịu, và dùng cái khó chịu hay giận giữ chút chút đó để làm động lực rèn thân. Nên họ rèn tinh tấn lắm, không cần chỉ dẫn, không cần giám sát, tự họ giám sát họ và làm cho đến cùng. Cơn tủi, bực, giận dựa trên hiểu biết có thể là động lực làm người ta hăng hơn, nhiệt hơn trên con đường tu rèn.

Các cách trên cũng là cách để ta rèn thân, làm ta tư duy, nhìn đời, người tốt hơn, nên sẽ giảm những tình huống khẩn cấp khiến ta phải giận nữa. Mức độ, tần suất đã giảm là chứng tỏ đã tiến bộ. Thang đo lường của tu là giận. Hãy dùng nó đo mình, tự đo mình là cách rất hay. Có vô số câu chuyện của thánh nhân, thiền sự về giận vậy. Hãy tham khảo ý tưởng, và tự đưa ra giải pháp cho mình. Có giận thì mắng vui là đồ nhỏ mọn, yếu hèn: có thế mà cũng giận/ động tâm. Những lời nhắc nhở, cảnh tỉnh mình trong tình huống cần thiết là cần, nên lưu ý tới vui cười, hài hước. Vì cuộc sống là nghệ thuật, thứ philogic, thứ bất ngờ, vô lý mà lại đúng sẽ gây ra tiếng cười. Chứ cứng nhắc, đúng sai chỉ là khoa học. Còn đây là nghệ thuật mà. Không đúng , không sai, mọi thứ là tương đối và đo lường dựa trên sự phát triển. Khi anh quan tâm và hỏi thì tôi biết là vấn đề đã được giảm đáng kể rồi.Chúc anh may mắn!

Bài đăng hữu ích

Similar Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *