Nguyên nhân và giải pháp liên quan Học Kém, Kém Tập Trung, Tự Kỷ, Tăng Động, Quấy Phá ở trẻ và Mất ngủ, Suy Nhược ở người lớn.

Tại sao bs họ chuẩn đoán nhanh, kê đơn nhanh mà bệnh thì không khỏi, phải dùng thuốc cả đời mà không khỏi?

Căng thẳng, nóng nảy hay stress có 3 hormon: Epinephrine (adrenalin), norepinephrine: cho căng cơ, dồn máu về trung ương, thu rút máu ở ngoại vi làm lạnh chân tay, đỏ mặt tía tai, tăng nhịp tim, lo lắng, tim đập – chân run, thở gấp, táo bón lẫn tiêu chảy, tiểu tiện khó tự chủ, tỉnh táo dẫn đến mất ngủ, cho CHIẾN HOẶC BIẾN ( Fight or Flight).
Chất thứ 3 là cortison: làm giảm hệ miễn dịch, các chức năng không cần thiết khác: da, dạ dày, ..chuẩn bị năng lượng: nâng cao đường huyết để phục vụ cho CHIẾN VÀ BIẾN.

Bộ ba chất này có thể chi phối ta qua hệ thần kinh thực vật.
– Khi ta sợ hãi: thấy cán sát giao thông vẫy, xe tạt ngang đầu, sếp gọi lên uống nước( một số cơ quan),

– ‎Gửi con nhỏ cho người không quen biết, người lạ đến nhà ta chơi mà chỉ có mình con nhỏ ở nhà.

– ‎Chuẩn bị phỏng vấn, chuẩn bị đi kiểm tra sức khỏe. Ta sẽ có cảm giác của những chất hóa học này trong cơ thể.

– bạn có thể kiểm tra qua link y học, hãy đọc tác dụng, tác dụng phụ của thuốc, bạn sẽ hiểu.

Ngoài ra còn có chất hóa học của vui vẻ, hạnh phúc mà các nhóm thuốc thần kinh, trầm cảm hướng tới làm tăng nó trong não để tạo cảm giác vui vẻ, dễ chịu: endorphine, dopamine ( thuốc chữa bệnh thần kinh, serotonin ( nhóm thuốc trầm cảm) và oxytocin ( đang nghiên cứu để có thể dùng cho trẻ tự kỷ trong tương lai).
Bạn sẽ hiểu được cái gì đang diễn ra trong cơ thể. Hiểu được bạn sẽ có trực giác hay Gut feelings về vấn đề.
Đến đây có lẽ bạn sẽ có câu trả lời cho những câu hỏi khó:- Tại sao bác sĩ tim mạch, tiến sĩ tim mạch mà vẫn chết vì bệnh tim mạch?- ‎Tại sao bác sĩ nội tiết, tiến sĩ nội tiết lại bị chết vì tiểu đường, hay cường giáp.- ‎Và Gorgre Oshawa, cha đẻ của thực dưỡng cũng bị chết bởi nhồi máu cơ tim: bệnh khó có thể có khi ăn thực dưỡng.- ‎ Người Gầy cũng bị huyết áp cao, tiểu đường hay mỡ máu.- ‎ Biết được tác dụng chính, phụ của các chất này, bạn sẽ hiểu cơ chế cuả chuẩn đoán bệnh của bác sĩ, lương y, cơ chế của vọng, văn, vấn thiết.- ‎Và bạn sẽ nhìn được trẻ, em, bạn, con, chồng có đang stress hay không. Khi quá lo lắng, căng thẳng gây viêm cấp tính dạ dày, các bác sĩ thường kê thêm thuốc làm an thần kinh: dogmatil.- ‎ Trong các bài thuốc mãn tính cho các của đông y thường có các vị làm an thần, giảm lo âu: táo tầu, hạt sen, tâm sen. Các bệnh lo âu thì cần phối hợp nhiều hơn.- ‎Và các liệu pháp: ám thị, nlp, thiền chữa bệnh, chữa mẹo, thôi miên, cũng lễ, nghi lễ mục đích là điều chỉnh tâm trong các cách thức khác nhau, giúp loại bỏ suy nghĩ niềm tin sai lạc giúp tâm tĩnh, an lạc hơn.- ‎Khi ngủ nhà khoa học thấy não bộ có hoạt động, theo trải nghiệm cá nhân tôi: có thể não bộ xử lý đẻ cho ra biểu hiện kiểu gen, kiểu hình, cấu trúc cơ thể để phù hợp với môi trường. Do các phương pháp này khá khó lượng hóa, không cụ thể và phụ thuộc vào cá thể nên khoa học không chấp nhận mà cũng không phản bác những ví dụ điển hình được.- ‎Tâm là vua, tâm hay lắm. Trạng thái của tâm làm thay đổi trạng thái cuả thân và toàn cơ thể. Nhớ lại bữa ăn khi bạn vui, và bữa ăn khi bạn giận.- ‎Nhớ lại cảm giác khi bạn được khen hay được chê sẽ biết hoạt động của tâm, thân và chất lượng của bữa ăn, giác ngủ, vui chơi khi ở trạng thái đó. Bạn sẽ khó có thể chịu đựng được bản án treo, sự truy sát hay những sự kiện to lớn vì những suy nghĩ, tâm trạng và chất hóa học trong cơ thể.
– Ai cũng có thể tự kiểm tra ảnh hưởng:

EPINEPHRIN: ‎https://m.thuocbietduoc.com.vn/t…/epinephrin-bitartrate.aspx

– ‎NORADRENALIN: https://www.dieutri.vn/n/noradrenalin-norepinephrine

– ‎CORTISONE – hydrocortisone thuộc nhóm corticoid: https://m.thuocbietduoc.com.vn/thuoc-go…/hydrocortisone.aspx

– Bệnh tự miễn KHI CĂNG THẲNG, TÂM HAY TRÍ NÃO MUỐN CHUẨN BỊ CƠ THỂ Ở TRẠNG THÁI CAO NHẤT: NHỊP TIM CẦN TĂNG, HUYẾT ÁP CẦN CAO, ĐƯỜNG HUYẾT PHẢI CAO: ĐẾN MỨC VÔ HẠN. KHI QUÁ CAO, CƠ THỂ CÓ GIỚI HẠN CHỊU ĐỰNG, VÀ CƠ CHẾ TỰ ĐIỀU TIẾT, FEEDBACK TẠI TIM, TUYẾN NỘI TIẾT, DẪN TRUYỀN THẦN KINH. TÂM TRÍ RỐI LOẠN CÓ THỂ XEM NHỮNG ĐIỀU TIẾT ĐÓ LÀ CHỐNG ĐỐI VÀ TIÊU DIỆT. BỆNH TỰ MIỄN XUẤT HIỆN.- ‎Triệu chứng bệnh và tổn thương rất chọn lọc mà khó giải thích: vd tiểu đường tuyp 1 ở thiếu niên tế bào miễn dịch chỉ tấn công chọn lọc mỗi tế bào Beta ở tiểu đảo Langerhang.Nghịch lý: gia đình không hạnh phúc là nơi mà kẻ thù ăn cùng nhau, ngủ cùng nhau, và quan hệ cùng nhau, phải cung phụng nhau.
– ‎Tâm có thể bị thuần phục, bất động hay chỉ thấy an lạc. Hoc kinh phật sẽ thấy, thực hành 

thiền sẽ thấy. 

Thiền và điều chỉnh cảm xúc làm tâm tịnh, an rồi mới ngủ được. Chứ lo âu, nằm toàn chạy theo suy nghĩ thì không ngủ được. Tây y thì dùng thuốc an thần, gây ngủ: chỉ tạm thời cho cấp tính, sốc thôi. Dùng cho mãn tĩnh sẽ gây lệ thuộc thuốc hay nghiện.
Gốc của mất ngủ là lo âu và căng thẳng. Ngoài ra còn có thể hay đau toàn thân: đầu, cổ, dạ dày, táo bón, ốm, giật mình, hay mơ, vã mồ hôi, da tím tái …có nhiều vấn đề về sức khỏe: hay còn gọi là suy nhược cơ thể. Nếu đúng vậy thì thuốc không có tác dụng lắm đâu.

– Lo âu, căng thẳng, nóng giận đó lan ra những người xung quanh làm giảm khả năng học tập, tư duy và tập trung của họ. Chuỗi hệ lụy xấu có thể dai dẳng nếu không diệt lo âu, nóng giận và cảm xúc tiêu cực trong gia đình.

– Nỗi khổ của nhà giàu ư?

” ăn mẩu vụn bánh mì trong bình an còn tốt hơn ăn đại tiệc trong lo lắng” _ Aesop

– Chuyên gia tâm lý của chính mình là hiệu quả nhất. Hiểu mình và chỉnh mình khi cần và mọi lúc, mọi nơi. Sẽ là vô ích nếu đi trị liệu chuyên gia, uống thuốc mà nguyên nhân gốc rễ vẫn còn: bực với con, lo cho cháu, và giận ông chồng, điên với thằng con và phát rồ với ông sếp, ganh tị với đồng nghiệp.

Có 6 bài thực hành thiền sau sẽ giúp bạn tĩnh tâm, cắt đứt lo âu, suy nghĩ để đi vào giấc ngủ tốt hơn. Bạn sẽ mất ngủ nếu cứ suy nghĩ vẩn vơ, lo âu cho chuyện quá khứ, tương lai hay sợ hãi.
PHÂN TÍCH:“ Trẻ sinh ra là đứa trẻ khỏe mạnh, bình thường: bác sĩ, bố mẹ và các xét nghiệm đều chứng mimh vậy. thiếu khả năng hay có vấn đề là tổng hợp của vạn thứ hay vạn duyên mà hiện thời ý thức của ta chưa nhìn thấy. Nhưng nhà giáo dục có cảm giác,trực giác hay cái thấy rõ.”1. tình yêu thương vô điều kiện, kiên trì từ bố mẹ, ôm, hôn, hít, matxa, contact..2. tạo môi trường an toàn, ấm áp, hạnh phúc cho con: để học, làm chơi cho có kỹ năng, khả năng xử lý thứ không như ý: mẹ cần hiểu tâm lý và quản trị cảm xúc của mình tốt hơn, bỏ qua việc không cần thiết, ưu tiên điều quan trọng.3. gia tăng sự kết nối: bạn bè, anh em, trẻ cùng trang lứa, vui chơi, chơi và ngắm động vật, hoa quả, con vật thật: kết nối tự nhiên.
4. Tạo điều kiện cho trẻ học kỹ năng, thử và khám phá. khi trẻ có khả năng, mối quan tâm và đam mê, trẻ sẽ tự tìm được niềm vui: vất, bẩn, đau, mệt không sao cả. miễn là con chơi tự nhiên, vui vẻ, hạnh phúc mà không phải sợ sệt. hãy thành đứa trẻ con để chơi với nó chứ không phải người lớn khô cứng mà phán xét. các quan điểm đó có ở chỗ sau:
Với trẻ ít kỹ năng thì tự lập hay lo vệ sinh cho cá nhân riêng đã là vấn đề lớn. còn trẻ có đủ năng lực hay trưởng thành thì mọi thứ là nhỏ. Cũng giống như làm cha mẹ cũng vậy. Có người chăm một bé mà vất vả, stress, có người chăm 2-3 con mà vẫn an nhàn. Có người kiếm 5 triệu/ tháng mà đổ mồ hôi, làm ngày làm đêm,có người kiếm 30 triệu trên tháng mà có vẻ an nhàn hơn: về vấn đề công việc và kinh tế.

Sự kết hợp của 4 yếu tố tạo nên phổ tự kỷ. Giải thích được đặc điểm của trẻ VIP, tăng động.
– Trẻ thành phố bị nhiều hơn ở quê dù thành phố sạch, an toàn và đời sống cao hơn,

– Trẻ gái bị ít hơn bé nam đáng kể vì bé gái có khả năng kết nối, vui vẻ và cute hơn. Nhưng nếu sống trong môi trường vẫn còn nhiều stress thì bé gái sẽ bị vấn đề khác.

– Can thiệp sớm: chủ yếu là bố mẹ và gia đình thì trẻ sẽ tĩnh tâm, vui vẻ và tự do phát triển như bình thường. Nhưng nếu vẫn tiếp tục trẻ sẽ bị những vấn đề khác về phát triển tâm lý, sinh lý, trầm cảm hay tâm thần.Hay còn gọi là phổ tự kỷ.

Có đứa trẻ bị bỏ rơi, sống cùng động vật, trẻ chỉ có bản năng của động vật: khỉ, chó sói, mèo, cừu.

Sẽ vô ích khi cho trẻ đi can thiệp mà trẻ vẫn bị stress, uống thuốc thần kinh mà vẫn sống trong áp lực. Nó là cả khoa học và nghệ thuật để nhận diện và điều chỉnh chứ không có đúng, sai như các mẹ tranh luận. Mình hiểu vấn đề nhưng tranh luận không nổi với các mẹ nên mình viết thành sách để đủ dẫn chứng khoa học hơn.thiếu yếu tố 1: đứa trẻ sẽ rất rối loạn, có thể trẻ ở trại mồ côi thiếu 1.Thiếu yếu tố 2: trẻ ở các nhà bạo lực, đồng bóng kém hạnh phúc, trẻ sẽ rất gắt tính, phản ứng thoái quá hay cục tính.Thiếu yếu tố 3: trẻ ở thành phố thiệt thòi, ở quê kém cả 1,2, 4 nhưng lại mạnh yếu tố 3. trẻ ở quê ít tự kỷ nhưng lại bị vấn đề khác do vẫn trong môi trường stress, nhiều áp lực và thiếu yêu thương.Thiếu yếu tố 4 gọi là sự yêu mù quáng, nhà nào cũng có,cắt đứt cơ hội học, làm của con. trẻ thiếu kỹ năng tự chăm sóc bản thân và sinh tồn toàn diện. Trẻ ở quê ít bị giám sát hơn, tự do học chơi hơn nên có kỹ năng sinh tồn, thích nghi tốt hơn nhưng kỹ năng đó khó đem lại cuộc sống thành công. con giống cha, giống mẹ, đứa trẻ mà bị bỏ rơi, đi theo động vật sẽ có bản năng của con vật, trên thế giới có: đứa được nuôi bởi mèo, chó sói, khỉ, cừu….. Nó giải thích được sự phân bố bệnh của trẻ ở thành phố và quê, giữa trẻ nam và trẻ nữ. hay còn gọi là đặc thù giới tính giải quyết stress.Ask: “Nhiều trẻ nặng vẫn có xu hướng stim như vậy ngay cả khi ko stress gì cả. Nếu trẻ ko stim kểu này thì chuyển qua kiểu khác thôi chứ ko hết vì cơ thể trẻ cần phải như vậy.”Có khoảng cách lớn hàng nghìn lần giữa ảnh hưởng của stressors lên trẻ/người tự kỷ và người bt cũng như khả năng đối phó giữa 2 nhóm. Cái này các bạn nào tham gia học và trải nghiệm tại 2 lớp sensory vừa rồi đã hiểu raem cứ thử nhốt con chó trong phòng điều hòa kín: 1 tuần, rồi cho ra ngoài chạy nhưng sức nước hoa, tắm sạch: không được bới đất, nghịch đống nước, chạy linh tinh, đuổi côn trùng, chỉ ngồi im mà ngắm thèm thôi. xem phản ứng của nó thế nào? chó ở thành phố: cảnh,có bệnh viện thú y, bác sĩ mổ đỡ đẻ, phụ khoa với tiết niệu đó. nó mất kỹ năng sinh tồn cơ bản rồi, nó mà ăn cám nấu như chó nhà quê của anh thì nó chết vì kiết. Nhưng chó cảnh mà nuôi thả rong ở quê thì vô tư nhé: cơm,cám,rau, và cứt nhé. Nó có khả năng thích nghi cực tốt với môi trường. Đứa trẻ ở quê cũng vậy, học ít hơn nhưng khỏe hơn nhiều, trái gió, trở trời khỏe re, vì nó được chạy, chơi, nghịch và thử hết, đó là nhu cầu, bản năng, em chạy với nó cả ngày mà xem, em sẽ mệt mà nó không mệt, chạy tiếp, đến khi mệt lả thì ngủ. nó bị áp lực nhiều hơn thành phố nhưng sự kết nối và kỹ năng làm nó qua khỏi tự kỷ hay trầm cảm thôi. Love, connection, Stressful environement make them stress: đánh, cãi, chửi nhau, ai cũng từng là trẻ con và từng muốn gì – con ta cũng muốn thế.nhưng nó đã bị cách ly gián tiếp,chơi với đồ điện tử, và nghe mắng chửi nhau. khi em vui, em ôm con con sẽ vui, khi em cáu con sẽ nằm im. khi em stress, trầm cảm, uất, con nó cũng cảm thấy, cũng mếu, cũng khóc nhưng nó không làm gì được ngoài chịu đựng. vợ chồng già mà con hay ốm không phải do gen mà do họ có thói quen của kẻ già: ngăn nắp, khó tính, im lặng… đó là trại dưỡng lão chứ không phải công viên hay nhà trẻ. em đau,ôm con có thể con sẽ mếu, hoặc sợ hãi. Và vô hình chung: không có cơ hội học, thờ ơ, không hứng thú với đồ giả nó thành thiếu sự tập trung, khả năng và kỹ năng; không biết đi,nói,chậm vận điộng… vòng tròn đó cứ cuốn đứa trẻ tồi tệ đi: thiếu kỹ năng và khủng hoảng. lại bị phán xét, xót xa hay bị gán mác, xa lánh… dần dần có thể bị tâm thần hay vô số triệu chứng khác theo phổ. không có cái gì đặc trưng vì nó là hàm tương tác 4 biến.

Trẻ có học không? có học trong chơi, chơi nước, bẩn, leo,hoa quả, đi đất, nghịch mệt là nó học đó. trẻ ở quê nói sớm hơn vì nó được nghe nhiều và có nhu cầu nói hơn trẻ thành phố.Em học tiếng anh có khó không, trung Quốc, Ả rẬp.. cực khó nhưng nếu tạo môi trường sống bình thường: 2 năm là nó nói,hiểu được hết. Đi 2 chân không phải là kỹ năng dễ tẹo nào,nhưng trẻ làm được hết. Và hàng loạt thứ khác: quan sát chăm chú, bắt chước và được khen thì sướng: bắt chước giống hệt cha,ông, cụ: đi, đứng,nói,chửi,ăn cắp vặt. 3 tuổi trẻ có hẳn tập tính văn hóa, giọng, thói quen, tôn giáo, chửi bậy, ngọng của vùng miền: Hà Nội, phú Thọ, Cần Thơ, Nghệ An, HCM, Singapore, Trung quốc, Mỹ…. chả thấy trẻ học lúc nào, với nó, học là chơi, chơi là học. em thử dạy kỹ năng cơ bản cho trẻ tự kỷ 3- 5 tuổi đi. Sẽ cực kỳ khó khăn với kỹ năng dễ như ăn kẹo.Kỹ năng hay năng lực: stress, connection, unconditioned love…bố mẹ cần biết cách để bé tự lập, tự đi, tự làm trong giới hạn an toàn để bé có kỹ năng,thấy mình hữu ích. cứ thử nhờ con làm việc của nó hay việc nhẹ cho mình mà xem. cảm xúc khác hẳn.không khí vui hẳn, để việc an toàn cho nó làm. sau này còn ra đời nữa chứ: sau này ra ngoài,thằng nào có nhiều kỹ năng, hiểu biết thì thằng đấy thắng. kỹ năng, hiểu biết,thái độ, bài học phải đi kèm với bản, đau,thất bại, vấp ngã và liên tục đứng lên. đó là cách yêu đúng của các triệu phú tự thân, tỷ phú. chứ cho nó cả tỷ mà không có kỹ năng tiêu, giữ và quản lý thì khác gì hại nó: làm gì đổ lấy, chưa nói là cờ,bạc,game, bóng…..Nhật, do thái, tây dạy kiểu đó,luôn nhìn được mất, đau đúng với cuộc sống, mà không quá sót con. Hãy để trẻ là trẻ,vui sống tự nhiên trong giới hạn an toàn,đừng bắt nó là người lớn thu nhỏ: với quá nhiều nguyên tắc, luật lệ, phải, phải, phải… nhàm chán lắm. ” Nếu thế sao không nhận quách đứa 20 tuổi mà lười,thích ngồi im được chăm sóc về mà nuôi. trẻ đang có bản năng sống đó, đừng thiêu rụi nó.”Bill gate ở VN sẽ không làm được vì bị bố mẹ can thiệp: đi học lập trình ở trường đến 2-3 h đêm mới về,bỏ đại học… Warren Buffet cũng vậy. Bố mẹ họ chăm mà không chăm ( giống đạo lão tử) nhưng hiệu quả tuyệt vời: có đó, họ chăm trên hiểu biết cực cao, khi nào giúp, khi nào tiến khi nào ngồi im. Cái gì cũng dựa trên nghệ thuật, hiểu biết.

* Các mẹ Vip thấy sao nếu được khuyên sau, có thể làm được không?
BẠN – SINH LINH Ý NGHĨA NHẤT, THẦY GIÁO TỐT NHẤT, NGƯỜI BẠN CÓ Ý NGHĨA NHẤT VỚI TRẺ.
Để thuyết phục người khác hãy làm họ bật khóc, xúc động qua video sau khi đứa con lâu ngày gặp bố, bạn sẽ phải khóc đó.hỏ.

http://www.awakenyouwonderfulwe.com/…/real-cause-of-autism-…
Với trẻ hay quấy khóc, nổi loạn hãy dụ trẻ. Trẻ rất tò mò, sẽ không thể vừa khóc vừa chú ý được. Nên nếu trẻ ngã đau, khóc hãy dụ đồ cho trẻ mà không phải xuýt xoa hay sót sa: đèn nhấp nháy, tiếng lộc cộc,rủ trẻ cùng làm, cùng chơi: vừa làm vừa nói và tay chỉ để lấy đi sự tập trung của trẻ vào đó mà quên đau: bế lên, mở hộc tủ đồ, giở sách vừa đọc vừa chỉ, rút đồ lại trong túi: con vật nhỏ, ví, .. để trẻ chú ý rồi bắt đầu chơi. Không chiều trẻ thoái quá, cung cấp quá cần thiết, yên tâm đi, khi bạn đọc được cái này thì con bạn đã hơn cả tỷ đứa trẻ khác đang sống nghèo, đói, bẩn và nguy hiểm ngoài kia kìa. Nhưng số phận không quyết định bằng vật chất, có đứa yếu, nghèo đói hay sinh non mà làm nên lịch sử đó. Bố mẹ vô tâm, nhàn hạ ( theo nghĩa hiểu nông cạn) đứa trẻ lại biết tự lập, học hành nhàn hạ và có nhiều kỹ năng sống tốt, tự chịu trách nhiệm. Đừng quá nghiêm trọng vấn đề mà làm căng thẳng và trẻ bất an: ăn, ngủ, nghỉ, vệ sinh tốt hơn chúng ta vạn lần ngày sưa rồi. hãy bơ đi mà sống an nhàn.
Đừng nghiêm trọng quá, mà lại yêu,chiều cung phụng mù quáng làm trẻ mất kỹ năng rồi có tính: Tham, Sân, Si, là ba cốt lõi gây nên khổ cho trẻ được giảng trong đạo phật. Tham cái gì cũng muốn, không có khả năng kiềm chế, không biết tạo ra, mà lại đi đòi hỏi. Đòi không được thì nổi điên,bạn dẹp được điên nhưng có thể trẻ sẽ không phục đâu, mà cả nhà thành chìm trong giận và căng thẳng.

Bạn đi học kỹ năng, cả ba đời được hưởng: bạn, con bạn,cháu bạn. Xem phim sống chung với mẹ chồng rồi thì thấy. Họ đủ thông minh, họ chỉ thiếu tu, thiếu tỉnh thức để áp dụng cương nhu,tiến lùi thôi.

10 việc bạn nên làm với trẻ.
1.Bạn nên đi xin lời tư vấn từ chuyên gia can thiệp, họ sẽ hướng dẫn bạn cách can thiệp đúng. Nghe, nhận xét rồi tìm hiểu căn bản kỹ trước khi áp dụng.
2. Bạn nên ôm hôn, thậm chí nhảy, khiêu vũ, du dương theo nhạc cùng con,đùa với con để con tìm được tiếng cười. Kiên trì, yêu thương vô điều kiện, trực tiếp giành nhiều thời gian cho con. Kết hợp với những kiến thức can thiệp rất tốt.3. Cho con nghe nhạc không lời, nhạc thiền, Mozart sẽ rất tốt cho não bộ, những bộ phim với cảnh hội thoại mang tính nhân văn, triết lý. Bỏ phim khóc lóc của ấn độ, phim bạo lực của Mỹ, Thái, Việt Nam.4. Cho con tập làm quen chỗ vui nhộn, náo nhiệt, gần thiên nhiên, trẻ em khác, chỗ có con vật ngộ ngĩnh nữa nhé. Thấy trẻ có dấu hiệu bất an hãy ôm trẻ, vỗ về, bảo vệ. Tai hại mình thấy nhiều trẻ bị đem ra dọa.5. Tạo cho con không gian thật sự yên bình, hạnh phúc, yêu thương với tình yêu vô điều kiện và giành nhiều nhất thời gian có thể cuả bạn cho con là điều tuyệt vời nhất bạn có thể làm cho con.6. Trẻ học rất nhanh, hãy tạo cho con cảm thấy tình yêu, an toàn, hạnh phúc với kỹ năng bạn muốn cho trẻ. Có trẻ thích xé giấy, ném đồ, cắt nặm bởi trong suy nghĩ của trẻ: hành động đó gắn với niềm vui, sự thoải mái. Bố mẹ có thể cùng vui đùa với trẻ với những trò đó nếu nó không quá đắt hay nguy hiểm.7. Thay một thói quen cũ ( việc làm gắn với thoải mái cho trẻ) cần phải tìm hiểu kỹ nguyên nhân, hiểu tốt trẻ đã. Sau đó dần dần tạo cho trẻ thói quen hữu ích khác nhưng phải đi liền với sự thú vị, vui vẻ.8. Gia tăng số lượng và chất lượng thời gian bên trẻ. Trò chuyện, lăn lê bò toài, húc và dụi đầu vào trẻ…. ngộ nghĩnh, nghịch mới là trẻ con. Miễn làm trẻ nở nụ cười, bibo, nhún nhảy theo nhạc. Loại bỏ những thứ là cản trở số lượng và chất lượng thời gian bạn bên trẻ.9. Có phạt nhưng tránh phạt bằng bạo lực, hãy để ý, kiên trì khi phạt trẻ. Coi mọi cơ hội với trẻ là cơ hội để rèn trẻ. Đừng phạt bằng cảm xúc, sự giận dữ hay máu điên. Luôn nở nụ cười để phá tan căng thẳng, giận dữ của bạn và trẻ10. Cuốn nhật ký với 4 điều. Sẽ có lời khuyên vô giá rút ra từ đây, đừng tin vào trí nhớ của bạn. Với giọng văn kể chuyện: VUI VẺ, HÀI HƯỚC, BIẾT ƠN, TÍCH CỰC, không dùng từ và cảm xúc tiêu cực. Đủ theo 5WH (who, what, when, why and how)A. Việc tốt bạn làm bên ngoài, với gia đình, trẻ, người khác như là quà tặng cho tương lai trẻ và kể cho trẻ. Ít nhất va việc một ngày.B. Điều bạn biết ơn về cuộc sống, gia đình, xã hội và cám ơn con vì… dùng đó là câu chuyện để kể và trò chuyện với trẻ. Những câu chuyện bất tận.C. Suy nghĩ, cảm xúc, ý tưởng hàng ngày của bạn. Đặc biệt là bạn có suy nghĩ, Cảm xúc gì khi bên trẻ. Không kông kích, không phàn nàn, không chê bai. Chỉ nói cảm nhận của bạn, và bên ngoài làm gì mà nó lại như vậy?D. Nhật ký sự phát triển của trẻ, tính cách, tính khí của trẻ. Chi tiết trẻ chơi thế nào, làm gì với ai, nét mặt ra sao… càng chi tiết càng tốt: 5WH:Trẻ đang làm gì: cảm xúc của trẻ thế nào, chú ý tập trung và nét mặt ra sao. Tập đoán hiểu trẻ.Với ai – người như thế nào;Ở đâu, bao lâu, khi nào; cố gắng tìm hiểu Nguyên nhân tại sao trẻ làm vậy.Với giọng văn kể chuyện: VUI VẺ, HÀI HƯỚC, BIẾT ƠN.
Trầm cảm cũng thế, thiếu mấy thứ này là chính.
Link web của sách: awakenyouwonderfulwe.com


NGẪM VUI – VUI NGẪM
Nhân quả ư? Mình có cách hiểu khác về nhân quả, không có cái tôi, bản ngã, thân, ý, cảm giác hằng định, không có kiếp sau. Suy nghĩ, cảm xúc, tâm tư, quan điểm và sự vật của ta, quanh ta chỉ là sự gặp nhau của vạn duyên. Cuộc sống mầu nhiệm và lý thú lắm.

Bạn có quyền tin, không tin hay phản bác, mình chỉ thấy chúng có liên hệ với nhau. Cá biệt cuả một vấn đề nan y, phổ biến.
Bị ăn đòn, đánh vợ, ly hôn không liên quan hợp tuổi, hồi môn, hay tướng số. Nó là khả năng hiểu cảm xúc, hiểu mình & người khác

Nhân mùa cưới. Bạn nghĩ sao khi tin bói mù bảo hợp tuổi. Thử lên phòng tư vấn hôn nhân xem: tỷ lệ ly dị cao chắc70-90% là hợp tuổi

Bói mù chỉ phán việc 1, 10, 20, 50 năm, càng khó kiểm chứng càng dễ phán. Đề, cá độ, đánh bạc: cụ thể, biết ngay… thầy câm tịt.

Xung đột: gia đình, anh em, công việc, xã hội bởi thái độ và cảm xúc chứ không phải kinh tế hay hiểu biết( bằng cấp).

Chúng ta có đi sai đường chăng.
Tin cái dớ dẩn, bỏ qua cái quan trọng.

Trong mọi mối tương tác xã hội, tác phẩm Blink chỉ ra: chỉ ít phút quan sát cặp vợ chồng nếu chuyên gia phát hiện dấu hiệu của sự khinh thường (contempt) ,chứ không phải cãi cọ, cặp đôi đó có xác suất cao đến 80-90% sẽ ly hôn trong 10 năm tới.

Bác sĩ bên mỹ sẽ bị kiện, không phải bởi chuyên môn mà là ở thái độ thiếu ân cần và thiếu sự lắng nghe hay thờ ơ, vô cảm.

Bạn ghét nhau vì thái độ là vậy đó.

Ai cũng có tính phật, tính sà. Thái độ là thứ quyết định bạn sẽ gọi tính gì lên từ họ chứ không phải cái mác, cái áo hay cái tên.

Nhà nào, cơ quan nào thiếu sự ân cần, tin tưởng, hợp tác, nơi đó sẽ gặp hàng loạt vấn đề mà họ không hiểu nguyên nhân và nghĩ là do tướng số, không nghe bói mù.

Thánh chém mở miệng “Đời là bể khổ: một tràng ta giỏi nhất, khổ nhất, vất nhất” rồi bỏ lửng mà quên nỗi vất vả của người khác, anh ấy thiếu nhiều và quên nhiều lắm

– Nếu tu thì đời là niết bàn.

– Vạn sự vì duyên sinh, cũng vì duyên mà diệt. Hàng ngày ta tạo ra hàng vạn duyên đó vô thức hay có chủ đích đó chứ sao.

– Có cả nghành khoa học, nghệ thuật để tạo niềm vui, an lạc ta lại bỏ qua, mà cứ tin vào mấy anh bói, tướng số, một chấm sao khoảnh khắc trên trời hàng chục năm trước. Nếu trái đất cách sao đó 20 năm ánh sáng, thì khi ta sinh ra đến khi lấy vợ, tia sáng từ sao đó mới đến trái đất. Tia đến lúc ta sinh ta là tia từ 20 năm trước nhé.

Thank and best regards,

Duy Van.

II. PHỤ HUYNH ẢNH HƯỞNG ĐẾN CON TRẺ NHƯ THẾ NÀO?
http://www.awakenyouwonderfulwe.com/…/phu-huynh-anh-huong-e…

Từ những nhà giáo dục hàng đầu, họ đều khẳng định trẻ hình thành tính cách trong 6 năm đầu đời. Đặc biệt là 3 năm đầu đời. Đứa trẻ sinh ra như 1 tờ giấy trắng, người ta ví là người lớn thích vẽ gì thì vẽ. Em đã bao giờ hỏi là tại sao nước ngoài người ta có chế độ phúc lợi tốt cho trẻ em và bà mẹ sau sinh vậy chưa? Rất rất tốt, vì có rất nhiều chế độ khác mà em chưa biết, anh cũng mới biết vì sao họ văn minh vậy: vì họ coi đứa trẻ là tài sản của quốc gia, không phải là tài sản tài sản của riêng bố mẹ nó, ông bố bà mẹ đó được giáo dục rất nhiều về chăm sóc và yêu thương con – họ rất biết cách yêu thương con họ. Kết quả là trong những tập đoàn của Việt Nam đều phải thuê những đứa trẻ đó, những đứa trẻ 8X được mời sang quản lý với mức lương từ 100-200 triệu/tháng và để quản lý, tổ chức sắp xếp những đứa trẻ 8X như anh và em: 3,5,10,30 triệu/tháng.

Em đã thấy thế hệ mình thiệt thòi như thế nào chưa? Nên anh mong sự thiệt thòi đó sẽ được khắc phục trong thế hệ con cháu chúng ta.

Về việc giáo viên, ở nước ngoài dạy trẻ mầm non và tiểu học cần bằng cấp cao hơn, ít nhất là thạc sĩ – Khi này là Giáo Dục, còn giáo viên các lớp học cao hơn không quan trọng – cái này thuộc Đào Tạo. Khi đó giáo viên mầm non mới đúng gọi là Nhà Giáo Dục vì họ đang định hình,hình thành nhân cách một con người. Ở Việt Nam không được như thế, do đó anh mong em có thể đóng vai trò là ông bố bà mẹ và cả vai trò của một nhà giáo (giáo dục nữa).

Có 2 bài tập và gợi ý anh mong em cùng làm:
1. Hãy tưởng tượng em có 1 cái đũa thần, em có thể vung lên và biến con em thành bất cứ ai có thể: chính trị gia, doanh nhân, nhà giáo dục, nhà cải cách, những người mà em rất ngưỡng mộ… Em muốn biến con em thành ai, cụ thể con em có tính cách gì?… có tính cách nào trong các tính cách sau anh ngưỡng mộ: tự tin, độc lập, cam đảm, dám tranh luận, óc tư duy sắc bén, sáng tạo, hài hước, nhiệt huyết, lôi cuốn, thái độ tuyệt vời, tố chất của một nhà lãnh đạo….

Và để có tính cách đó, em đang trong vai trò nhào nặn: công việc cụ thể của em là gì, hàng ngày, hàng tháng, hàng năm: khi con 1 tuổi, 2 tuổi, 3 tuổi…. đến khi trưởng thành.

Có 1 thực tế anh luôn nhắc vợ anh là: sẽ có những đứa sinh năm 2012, 2016, sau 30-40 năm nữa nó sẽ là ông thủ tướng, bà chủ tịch nước, giám đốc, lãnh đạo, nhà soạn nhạc, nhạc sĩ hàng đầu,…. Nhưng cũng có thể trở thành người bảo vệ, ông xe ôm, bốc vác, tâm thần, kẻ tội phạm, hoặc đứa nghiện ngập đó. Chỉ cần cắt lát xã hội để quan sát, sẽ có đủ mặt mọi người trong đó, những người mà vào thập niên 60,70,80,90 họ trông như những thiên thần khi được sinh ra, được chăm sóc ở gia đình theo các cách: tôn trọng, yêu thương, khuyến khích, khen ngợi, nâng cao dần thử thách, có cơ hội giao lưu, trải nghiệm và mở tầm mắt của bản thân…. hay chiều chuộng, chèn ép, lạm dụng, chửi bới, bị đối xử thất thường, thất thường trong yêu ghét của người thân, mắng nhiếc, gán nhãn kém cỏi, không có sự tôn trọng…… Và xã hội bây giờ là kết quả. Đừng chỉ phê phán chế độ. Anh khẳng định bây giờ là chế độ tốt nhất của Việt Nam, thế giới tiến bộ nhất trong 300 năm gần đây đó. Phần lớn kết quả đó là do gia đình định hình nên nhân cách đó.

Khi tìm hiểu nguyên nhân của những người đứng đầu trong xã hội, vì đâu họ có như thế em sẽ tìm ra khuôn mẫu như vậy.
Nhìn các con, cháu, anh thoáng nghĩ không có gì là không thể đối với chúng cả. Những điều không thể sau này chúng nghĩ được đa phần là do người lớn tạo ra, vô tình hay cố ý nạp vào đầu nó thôi. Những ép buộc, từ Phải, từ Không, từ cấm, cách ta gào thét, giận giữ hay phản ứng dần hình thành Niềm Tin của chúng. Cách của chúng ta khác hoàn toàn cách của những ông bố bà mẹ sống ở biệt thự bên cạnh dạy con, khác với triệu phú ở các nước phát triển. Đừng tin vào phim ảnh: phim ủy mị, dưng scandal, và tin tức tiêu cực. Và phải cảnh giác với Tivi, mục đích của tivi là để cạnh tranh em xem lại, đọc lại nó nhiều hơn: lượt view. Trong đó thứ tiêu cực là thứ dễ kiếm để đưa lên và có độ hấp dẫn cao nhất. Sẽ không có người nào tích cực, minh sáng nếu xem tivi suốt ngày, mức độ minh mẫn của họ giảm dần khi thời lượng họ tiếp xúc với phim rẻ tiền và thông tin tiêu cực trên tivi, báo chí giảm dần. Có thể thấy trong những người nông dân, thợ thủ công, giảng viên, chuyên gia, diễn giả, các giáo sư hay chính khách hàng đầu.
2. Em cũng đã có vai trò là cấp dưới trong công ty cơ quan, khi đó em thường nhận xét, cảm nhận và kỳ vọng từ người cấp trên như thế nào thì con em cũng như thế, em có cảm giác vui buồn, hào hứng, nhiệt huyết hay thất vọng trong cuộc tương tác với cấp trên thế nào thì trong gia đình đôi lúc con em cũng cảm nhận như thế. Xung đột thì khó tránh, nhưng vai trò người làm chủ cuộc tương tác anh mong em sẽ để ý hơn đến cảm xúc, nhu cầu, suy nghĩ và nguyện vọng của con, nó là tích cực hay tiêu cực.Bất cứ cái gì, cảm xúc, suy nghĩ, niềm tin của con do em tạo ra là em đang tạo NHÂN hay tạo NGHIỆP cho tương lai của con đó.Hãy tỉnh thức để quan sát động cơ, suy nghĩ, cảm nhận của mình trong mỗi hoàn cảnh, xem xét nó hàng đêm, đến một thời điểm em sẽ có rất nhiều ý tưởng để trao đổi với con, chất lượng cuộc trao đổi, tương tác sẽ có ý nghĩa và định hướng lên trẻ tốt hơn. Hãy tỉnh thức quan sát, và học hỏi từ chính bản thân mìnhTheo anh thấy việc mình làm cho con tốt nhất là mình tiến bộ hàng ngày, sẽ không có đứa trẻ bất hạnh nếu nó có ông bố, bà mẹ tốt nhất, năm sau tốt hơn năm nay. Bố mẹ liên tục học hỏi, tốt lên: anh em sẽ tốt theo, hàng xóm sẽ tốt theo, ông bà sẽ tốt theo, và quan trọng là bản thân bố mẹ, đó là món quà tốt nhất mà ông bố, bà mẹ có thể dành cho con: Môi trường năm sau tốt hơn năm trước…. cứ thế con sẽ bị cuốn vào những cái tốt đó từ lúc nào không hay.Thói quen học hỏi, đọc sách, những tính cách tốt của mình đứa trẻ sẽ quan sát và học rất nhanh. Nghiên cứu chỉ ra trẻ học rất nhanh qua bắt chước: từ ngữ, điệu bộ, hành vi, cử chỉ, chửi tục của người lớn trẻ học rất nhanh. đến 3 tuổi trẻ có lượng từ vựng mà người nước ngoài phải học cả 10 năm mới có, nếu bố mẹ 2 quốc tịch nó có thể nói trôi chảy 2 ngoại ngữ. Ngoài ra trẻ cũng có tính xấu, tật xấu của phụ huynh. Người ngoài có thể dễ dàng nhận ra con nhà ai qua tật xấu đó. Ngoài học qua bắt chước trẻ còn hào hứng học qua tất cả các giác quan: cầm đồ vật, cảm, cho vào miệng mọi thứ trong tầm tay, nghe âm thanh, nếm… nó tò mò say sưa học hỏi và quan sát mọi thứ, đó là khi trẻ đang học hỏi thế giới đó. Hãy đáp ứng sự tò mò của nó, hãy chào đón thay vì khó chịu, cái gì mình không biết có thể nhờ người khác trả lời hộ. Một minh họa gần đúng: đứa trẻ 1-3 tuổi hỏi cả trăm câu hỏi một ngày, sau khi bị dọa nạt, từ chối, 5 tuổi hỏi có 10 câu 1 ngày để học, 10 tuổi có đứa sợ không dám hỏi, học sinh gán mác là học sinh dốt trong lớp không bao giờ hỏi hay thắc mắc cách giải bài tập: có nhồi cũng khó vì mất kỹ năng quan trọng trong cuộc sống, đi làm thì ai bảo gì cũng làm mà không bao giờ hỏi. Người già thỉ cả đời không cần hỏi hay thắc mắc tại sao.Lẽ tự nhiên: mềm yếu, ham học hỏi, tò mò là nguồn gốc của sự sống, phát triển. cứng nhắc, bảo thủ là nguồn gốc của cái chết. Hình ảnh: người già, đứa trẻ hay người già thông thái.Einstein có câu: ” trí tò mò là cứu cánh của giáo dục truyền thống” do đó xin em hãy khuyến khích và đáp ứng sự tò mò của con.Không cần vất vả quá nhiều hay quá cao siêu, hãy dạy cho con tính cách: TỰ LẬP, TÔN TRỌNG, YÊU THƯƠNG, ĐOÀN KẾT, KHẢ NĂNG GIAO TIẾP VÀ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ. Với vai trò là phụ huynh hãy tạo sự vui vẻ, hứng thú trong hình thành tính cách đó. Hãy nhớ xây dựng lòng tự trọng của con qua việc làm trẻ cảm thấy sự quan trọng: luôn khen ngợi, khuyến khích, đánh giá cao con. Trong việc tương tác cần theo: công bằng, tôn trọng, ân cần, rộng lượng và yêu thương, đừng để con có phải trải qua cảm giác của sự ấm ức, sợ hãi, thua kém khi bị đem ra so sánh. Nếu còn nhớ được, em hãy thử nhớ lại và phân tích các sự kiện ký ức thời xưa xem, những suy nghĩ, cảm giác và mong muốn của em khi ở hoàn cảnh khó khăn khi tương tác với phụ huynh, cấp trên. Con trẻ cũng muốn vậy.Chắc ít ai nhận ra:” ba mẹ là lá chắn,Che chở suốt đời con”Nếp nghĩ ăn sâu này trái ngược hoàn toàn với cách giáo dục cuả người Nhật, phương tây. Em cần loại bỏ hoặc giúp loại bỏ cho con nhé.Có thời gian em cần nghiền ngẫm thêm về các quan điểm, triết lý,hay nghịch lý đúng
1. vô cùng tàn nhẫn, vô cùng yêu thương – tựa sách2. Trông yêu thương vậy nhưng nhìn sâu thì cực kỳ tàn nhẫn, thậm chí hủy hoại giới trẻ, con trẻ: chửi cho sáng mắt, so sánh cho con cố gắng, ép ăn dần dần biến ăn thành cực hình, nuôi con càng béo càng thích… đây là những yêu thương đầy nhẫn tâm, bạo hành. Tình yêu bắt nguồn từ cái tôi, suy nghĩ của em mà không để ý tâm tư, nguyện vọng, mong muốn của con = yêu có điều kiện = em yêu em, chứ không phải em yêu con = tìm hiểu tiếp đó là sự ích kỷ.
3. Làm thế nào để con có được niềm đam mê, yêu thích trong học tập, công việc, rèn luyện. đam mê chỉ có được thông qua dẫn dắt, yêu thương, khơi gới trí tò mò, nhận thấy trách nhiệm. Và khi có đam mê
Học sinh giỏi: thích học, gắn học với vui vẻ, hứng thú, gắn chơi với đau khổ do mất thời gian đạt mục tiêu, thương công sức của cha mẹ, vô bổ. Nhóm này không cần quản lý.

Học sinh kém: gắn học với đau khổ, mệt mỏi, khóc lóc khi học. Gắn chơi với sự vui vẻ, thoải mái. Làm mấy nhiệt huyết, đam mê trong học tập và cuộc sống. Sẽ hiếm đạt được điều gì. Nhóm này mất nhiều công quản lý nhưng ko hiệu quả mấy.
4. Từ đó dẫn đến một quan điểm trong quản trị “quản lý là một hành vi thừa nếu nhóm đó được lãnh đạo tốt”. theo ý kiến cá nhân, quan điểm này cũng đúng với gia đình. Điều này góp phần giải thích một số gia đình có cuộc sống thành công, an nhàn và tốn ít sức. Còn có nhà vất vả, mệt mỏi cả đời mà không an nhàn, hạnh phúc lắm
5. Tâm lý: con người thường làm việc giúp họ đạt thoải mái, vui vẻ và tránh những việc tạo cảm giác đau khổ. Thói quen xấu, thuốc lá, rượu, ma túy… giúp họ tạo sự thoải mái, người dễ dãi hay tìm đến, mặc dù nó hủy hoại, chỉ có tác dụng ngắn và gây nghiện. Thật tuyệt nếu em, gia đình, nhà trường và xã hội cùng chung sức tạo được cho con cảm giác vui vẻ, hứng thú, ý nghĩa trong học tập, lao động. Tạo cảm giác ghét bỏ, đau khổ hay tiếc nuối trong việc làm vô bổ, game, ăn nhậu. Nó gọi là khoa học của hành vi. Một cách vô thức và vô ý, hành động của cha mẹ việt, một phần văn hóa của vùng đó đa phần tạo cho con cảm Đau khổ, mệt mỏi với việc làm và học tập, và vui vẻ, sung sướng với ăn chơi, với thế giới ảo, ma túy đó. Mong em sẽ để tâm, trao đổi, và loại bỏ những yếu tố trên nhé. Tìm thấy cách, em sẽ có thể tác động tích cực, hiệu quả lên người xung quanh.
Ở xung quanh có những cá nhân thành công và thất bại em có thể tham khảo để định hướng mình, đừng biện hộ.

6. Khi tìm hiểu sâu em sẽ gặp khái niệm nguyên lý. Pareto, 80/20, hay “first thing first” đó là tìm ra và ưu tiên chi điều quan trọng. Đó là những gợi mở em có thển nghiền ngẫm, tham khảo
Jim Rohn” successfull people are major in major things. Failure people are major in minor things” – người thành công giành thời gian chính cho việc chính yếu, người thất bại giành thời gian chính cho việc thứ yếu. Và ngược lại.

Đó là một số ý kiến của anh, cảm ơn đã lắng nghe, mong các em sẽ nhắc anh khi anh vi phạm, và anh cũng sẽ không ngại khi nhắc các em đâu. Đừng giận.

Để có kiến thức tốt hơn, em có thể tìm đọc những cuốn sách về dạy con, về tương tác trong gia đình, phân tích tâm lý trẻ… Dưới đây là một số cuốn anh tâm đắc:

 7 Thói Quen Tạo Gia Đình Hạnh Phúc của Stephen Covey

– Đắc Nhân Tâm của Dale Carnegie

– Đắc Nhân Tâm của John C. Maxwell.

Tin vui cho em là, nếu em trở thành ông bố bà mẹ tốt hơn thì cuộc sống, sự nghiệp của em tốt hơn bởi vì khi đó em hiểu tâm lý người khác và chính mình tốt hơn.

Cảm ơn bạn đã đọc đến đây, nếu nó thực sự hữu ích, hãy tag bạn của bạn vào, hay share cho những ai quan tâm.

III. Kỹ năng giải quyết vấn đề: ta đang học gốc hay học ngọn? Góc nhìn mới
Nhiều người phàn nàn mình có hàng núi công việc, về nhà lại hàng núi việc. Ngập lụt trong công việc, học tập và gia đình. Họ không có thời gian. Họ học kỹ năng giải quyết vấn đề. Sau khi áp dụng, nó có vẻ nhẹ nhàng hơn trước. Nhưng nhìn lại quả thật họ vẫn rất bận rộn. Giải pháp và nút thắt là gì.

https://edumall.vn/course/tuyet-chieu-quan-tri-cam-xuc
Kỹ năng giải quyết vấn đề thường được dạy

Sau một hồi bla bla của các thầy, ta nhận ra vấn đề là ở bên ngoài: $$ gia đình không hạnh phúc như ý, chị em không đoàn kết, hay xung đột và không theo như ý, con hư,quấy phá, bỏ ăn, quản vợ, quản con, đồng nghiệp chọc phá, sếp không tốt, việc thì quá khó, vật giá đắt đỏ, giá cả leo thang, cuộc sống khó khăn do chính trị không ổn định, quy nạp lại: quản trị nghiệp, quản trị gia đình, quản trị bản thân, quản trị doanh nghiệp ….$$ Và ta bắt đầu tư duy 5WH, Sau một hồi ta vẫn không hiệu quả, đó là cách phổ biển của đa số, triết gia có theo cách này không? Có lẽ không.

Điều này làm tôi liên tưởng đến việc chặt cây. Cái cây được ví như Cây vấn đề của bạn $$… $$, chúng ta bắt đầu đi chặt cây vấn đề đó. Cây có 3 phần: rễ, thân, lá.

Người không hiệu quả họ mang rìu chặt cây ở phần lá, ngọn, diệt hoa để không có cây giống nữa. Họ có thể huy động nhiều người vào vặt lá, bẻ cành: hàng trăm người, hàng chục năm, hàng tỉ đồng… và làm những thứ linh tinh xung quanh cái Cây vấn đề với hy vọng nó sẽ chết. Cái cây vẫn còn đó, dù họ huy động rất nhiều của cải và con người. Nhiều khen thưởng, hội nghị và ghi nhận đã được đưa ra cho phần thưởng diệt cây vấn đề.
Người giải quyết vấn đề hiệu quả thì họ chặt những nhát rìu vào gốc cây, 1,2,3,4,5 phút với khoảng 40 nhát rìu, với 2 người và cái cây đã đổ. “Chết thật anh này làm sao làm nhanh vậy, làm nhanh vậy thì lấy đâu ra thu nhập vì anh được trả theo giờ.” Bạn yên tâm, đến mức độ biết chặt ở chỗ nào, và chặt thế nào thì họ không còn quan tâm đến những cái Tham như: cơm, áo, gạo, tiền và hư danh như chúng ta nữa. Nên anh này ít được ghi nhận, khen ngợi hay được phát triển. Một nghịch lý nhỏ.

Với hình ảnh ẩn dụ trên thì các kỹ năng học ở trên có quan trọng nhưng không phải yếu tố quyết định, nó tương đương như dùng rìu chặt cành lá của cây vấn đề: nhọc sức nhưng hiệu quả không cao.

Mình thắc mắc mãi ví dụ của thầy Giản Tư Trung: theo thầy Trung có minh họa: người ta học võ không lo luyện công mà chỉ đi luyện chưởng, luyện trưởng đánh được con người ta ngay. Quản trị hay giải quyết vấn đề như những khóa học trên đa phần là người ta đi luyện chưởng, đạt thành quả rồi người ta dừng lại mà không lo luyện công tiếp.

Hãy nhìn lại hình vẽ về giải quyết vấn đề xem:

Yếu tố quyết định ở đây là cá nhân giải quyết vấn đề. Khi xem mối tương quan giải quyết vấn đề: hãy so sánh độ lớn của cá nhân với vấn đề. Di chuyển hòn đá 10kg là vấn đề lớn đối với đứa trẻ nhỏ hay chú lùn, nhưng di chuyển hòn đá 10 kg đó vấn đề nhỏ đối với người trưởng thành hay lực sĩ. Hay bài toán sao lớp 5 là khó đối với học sinh lớp 4, lớp 5. Nhưng nó chỉ là bài toán đơn giản với học sinh lớp 6, lớp 7. Có phải bài toán giảm độ khó đi? không bài toán vẫn vậy, có chăng là người giải quyết bài toán đó đã trưởng thành hơn theo thời gian mà thôi. Trong trường đời có các môn: làm cha, làm mẹ, làm chồng, làm kinh tế, quản lý bản thân, quản lý chi tiêu, kỹ năng học tập, làm chủ đời sống vật chất, tinh thần và tâm linh. Bạn khẳng định mình tốt ư? Tôi không tin lắm, hãy nhìn vào cảm xúc, tâm trạng của những người thân xung quanh liên quan đến mảng đó của bạn mà xem. Khi tôi tự kiêu, tôi thường nhắc mình: Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, hay đúng hơn là nghèo, mình là một thành viên trung bình trong quốc gia, trong xã hội, tròn ngành nghề, ở một khu vực trung bình, trong một căn hộ trung bình ở Việt Nam, điều này nói lên ta có tư duy nghèo. Đừng cáu giận, hùng hổ bảo vệ quan điểm của mình – quan điểm nghèo khổ. Đừng bắt người khác phải theo. “Ta sai rồi không chỉ hành động sai mà tư tưởng, tư duy ta cũng sai rồi. ta cần học nữa” là câu nhắc nhở mình hay nhất.
Việc luyện trưởng hay chặt đứt tận gốc của vấn đề ở đây là nâng cao năng lực hay độ lớn của cá nhân đó. Làm cho họ lớn hơn vấn đề. Thay vì kêu than mình có quá nhiều việc, quá nhiều vấn đề, mà bản chất là mình quá nhỏ bé so với công việc đó. Bạn hãy nhận diện sự nhỏ bé, ngốc nghếch hay ngu Si của mình mà điều chỉnh mình, tu mình, tu thân -hãy luyện công hay học kỹ năng làm người. Theo nhiều tác giả, việc nhận diện đúng nguồn gốc của vấn đề đã giúp giải quyết 50% vấn đề rồi.

Từ các tác giả mình theo học, vậy làm thế nào có thể tu thân, làm thế nào có thể rèn thân, dưới đây là các cách mình sưu tầm được:

1. Jim Rohn: hãy có thư viện học tập: thư viện sách. thư viện audio book, thư viện file ghi âm, sổ ghi chú, hình ảnh… Hàng ngày hãy đọc, tư duy và ngẫm lại ít nhất 30 phút mỗi ngày, vài tiếng cuối tuần, 1 ngày cuối tuần của cuối tháng và 2-3 ngày cuối tuần của cuối năm. Hãy chăm chỉ trong việc tạo thư viện, tạo nhật ký. Bạn sẽ không nhớ được nội dung của bài giảng hay hoặc cuộc trao đổi thú vị tuần trước, tháng trước, năm trước đâu. Tin tôi đi, nếu tìm lại bài giảng thú vị bạn đã nghe 1 năm trước, bạn sẽ không thể nhớ được 10% thông điệp của buổi đó nếu bạn không ghi chép hay ôn lại. Hãy thử nhé! Đừng tin vào trí nhớ của bạn

2. Brian Tracy: kỹ năng học tập cả đời, đặt mục tiêu và theo sát mục tiêu.

Hãy giành ít nhất 30 phút mỗi ngày đọc những kiến thức liên quan đến kỹ năng bạn muốn cải thiện. Cố gắng ít nhất 1 tháng đọc 1- 3 cuốn sách. Sau 1 năm bạn có lượng tri thức khá lớn. Ông dùng con số: để làm tiến sĩ ở nước ngoài cần đọc và nghiên cứu khoảng 55 cuốn sách. Nếu bạn đọc và áp dụng 55 cuốn sách đó, bạn đã là ” tiến sĩ tự học” và cái gì tự thân thúc giục thì hiệu quả hơn môi trường thúc ép. Học vì muốn, vì ham, vì yêu thích khác học để có…

Ngoài ra tác giả Brian Tracy còn đề cập đến ” university on wheel” – ” Đại học bánh xe” nghĩa là mỗi ngày ta di chuyển ít nhất 2-3 tiếng, nếu lúc trên xe mà ta nghe audio book, sách nói thì sau 1 tháng ta có 90 giờ học, sau một năm ta có khoảng gần 1000h học tương đương 66 tín chỉ bằng gần 1 năm học chính quy đại học. Đại học trên bánh xe, Ta đủ để thành thạo một mảng nào đó, sau gần 10 năm ta có 10.000h học….. Tìm đọc “Những kẻ xuất chúng” để hiểu khái niệm 10.000h

3. Phương đông: triết học đường phố: đường phố, đám đông, cuộc sống, tự nhiên là nơi thực hành, chiêm nghiệm và áp dụng những thứ ta học, đọc được. Cuộc sống cần sự chiêm nghiệm, kiểm tra và điều chỉnh. Luôn để tâm đến PDCA trong mọi việc: lên kế hoạch, thực hiện, theo dõi và rút bài học điều chỉnh và áp dụng. Phật, Christ, Khổng Tử, Lão Tử, Socrate, Plato… những tư tưởng triết học nền móng được hình thành từ đây. Kiểm tra kỹ sau hàng ngàn năm, tư tưởng của ta là biến thể gốc từ tư tưởng ban đầu của những triết gia và tôn giáo này, bạn sẽ chiêm nghiêm ra nhiều điều: sự đồng cảm, tình yêu thương, sự bao dung, rộng lượng, phục vụ, cống hiến, đơn giản chứ không phải sự phức tạp… là những giá trị trường tồn.

4. Seth Godin, John C Maxwell, Daniel Goleman, Albert Einstein

có đề cập đến EQ: trí tuệ xúc cảm: khả năng làm chủ cảm xúc của mình và người khác, khả năng dẫn dắt người khác, khả năng tương tác xã hội. Người làm chủ EQ có thể được coi như nhà lãnh đạo. Ngoài ra họ còn đề cập sự ” tò mò ” curiosity, sáng tạo là cứu cánh cho giáo dục hiện đại. Do đó luôn dẫn dắt, học hay hành động sao cho mình và những người xung quanh có những phẩm chất: tò mò, sáng tạo, và khả năng làm chủ cảm xúc, khả năng lãnh đạo chính mình và người khác.

IV. Phương pháp giảm đau, mất ngủ hiệu quả.
Phương pháp giảm đau, chữa mất ngủ kinh tế, hiệu quả: đau bụng kinh, đau đầu, đau do căng cơ, mất ngủ do lo âu, lo lắng hay sợ hãi.
Các bạn hay bị đau đầu,đau cơ, đau bụng, đau bụng kinh.Một phần của nguyên nhân đau đó.- Đau do tăng co thắt: đau bụng kinh, đau bụng do hệ tiêu hóa, hệ tiết niệu.

– Đau do căng cơ: nằm sai tư thế gây đau do căng cơ, đau đầu do căng cơ: cơ cổ và cơ vai gáy có thể gây đau diện rộng trên đầu. Căng cơ thái dương gây đau đầu vùng thái dương, trán.Thường khi đau vùng thái dương ta hay dán cao, xoa, day xung quanh thái dương, mục đích giảm căng cơ.
Với những cơn đau kiểu này sẽ rất hiệu quả khi ta thư giãn, mát xa hay xoa bóp.
– Chuột rút là một kiểu căng cơ mạnh do thiếu khoáng chất.

Bác sĩ hay kê những thuốc giảm đau:
+ Paracetamol, NSAID,

+ và một số thuốc giảm có thắt, căng cơ: nospa, buscopan cho đau bụng, tiêu hóa;
+ Coltramyl, decontractyl và một số thuốc giảm đau khác.
chườm nóng, matxa có tác dụng tốt với đau do căng cơ.
Không chườm nóng với trường hợp đau bụng kinh, đặc biệt là mấy ngày đầu của ngày kinh. Chườm nóng có thể làm giãn mạch, chảy máu mạnh hơn. Thường chị em đến kỳ kinh hay đau bụng là bình thường.
Nếu khó chịu thì có thể uống giảm đau paracetamol hoặc giảm đau NSAID khácCó thể uống giảm co thắt kiểu Nospa, buscopan nữa.
Hữu hiệu nhất là bạn gái nên bổ sung Mange B6 và vitamin 3B đều đều trong một thời gian dài.
Magne giúp giãn cơ tự nhiên, là ion trong một số enzym, là kim loại chất phổ biến trong cơ thể. Nên bổ sung lâu dài sẽ khá an toàn; giúp giảm những cơn đau do co thắt, căng cơ, và cả giảm đau đầu do căng cơ nữa.
Vitamin B1, B6, B12 là những vitamin tốt cho chuyển hóa, tốt cho các liên kết thần kinh. Có những trường hợp đau nặng, nhiều mà không rõ nguyên nhân. Các phòng khám ngày trước hay khuyên tiêm H5, thực ra thuốc H5 là thuốc chứa 3 vitamin B1, B6, B12. Vitamin này tan trong nước nên nếu thừa có thể được thải qua nước tiểu. Lưu ý chống chỉ định của thuốc khi dùng.
Magne và canxi là chất bổ sung quan trọng trong đau do chuột rút. Phụ nữ mang thai hay bị chuột rút do thiếu Canxi là chủ yếu.

Thiền và điều chỉnh cảm xúc làm tâm tịnh, an rồi mới ngủ được. Chứ lo âu, nằm toàn chạy theo suy nghĩ thì không ngủ được. Tây y thì dùng thuốc an thần, gây ngủ: chỉ tạm thời cho cấp tính, sốc thôi. Dùng cho mãn tĩnh sẽ gây lệ thuộc thuốc hay nghiện.
Gốc của mất ngủ là lo âu và căng thẳng. Ngoài ra còn có thể có triệu chứng đi kèm như đau toàn thân: đầu, cổ, dạ dày, táo bón, ốm, giật mình, hay mơ, vã mồ hôi, da tím tái, lạnh chân, tay …có nhiều vấn đề về sức khỏe: hay còn gọi là suy nhược cơ thể. Nếu đúng vậy thì thuốc không có tác dụng lắm đâu.
– Lo âu, căng thẳng, nóng giận đó lan ra những người xung quanh làm giảm khả năng học tập, tư duy và tập trung của họ. Chuỗi hệ lụy xấu có thể dai dẳng nếu không diệt lo âu, nóng giận và cảm xúc tiêu cực trong gia đình.
– Nỗi khổ của nhà giàu ư?
” ăn mẩu vụn bánh mì trong bình an còn tốt hơn ăn đại tiệc trong lo lắng” _ Aesop
– Chuyên gia tâm lý của chính mình là hiệu quả nhất. Hiểu mình và chỉnh mình khi cần và mọi lúc, mọi nơi. Sẽ là vô ích nếu đi trị liệu chuyên gia, uống thuốc mà nguyên nhân gốc rễ vẫn còn: bực với con, lo cho cháu, và giận ông chồng, điên với thằng con và phát rồ với ông sếp, ganh tị với đồng nghiệp.
Có 6 bài thực hành thiền sau sẽ giúp bạn tĩnh tâm, cắt đứt lo âu, suy nghĩ để đi vào giấc ngủ tốt hơn. Bạn sẽ mất ngủ nếu cứ suy nghĩ vẩn vơ, lo âu cho chuyện quá khứ, tương lai hay sợ hãi.

Để ý chế độ ăn.
Nếu thiếu sắt có thể tự bổ sung vài ngày trong kỳ kinh.

LƯU Ý BỔ SUNG, LƯU Ý THỰC PHẨM CHỨC NĂNG

Nên chọn bổ sung thuốc bổ. Hạn chế chọn thực phẩm chức năng vì những lý do sau.
– Chọn sản phẩm đăng ký là thuốc, là thuốc bổ. Thuốc bổ có số đăng ký VN, là thuốc phải chứng minh tác dụng dược lý, không kê đơn do có tính an toàn cao. Và được Bộ Y Tế đảm bảo về chất lượng và giám sát gi
–- Thực phẩm chức năng ( Supplement food) thực ra là thực phẩm, có tác dụng do có các thành phần rau, củ, quả và chất chiết xuất bên trong. Không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Không bị giám sát nghiêm ngặt về thành phần bởi bộ y tế như thuốc, không bị quản lý nghiêm về giá. Không cần chứng minh tác dụng như quảng cáo cho cơ quan có thẩm quyền. Được quảng cáo thoải mái miễn là các thành phần trong đó có tác dụng như quảng cáo.Ví dụ: viên thực phẩm chức năng mà có Magie, Rau diếp cá, dầu gan cá, Vitamin C; có thể quảng cáo như thần dược với tác dụng: Giảm táo bón, giảm đau, tốt cho hệ tiêu hóa ( do Magie và Rau diếp cá)Có tác dụng giúp sáng mắt ( từ dầu gan cá)Vô số tác dụng khác từ Vitamin C.Cảm giác như thần dược, quảng cáo như thần dược để lấy giá cao; và thành phần hoạt chất có tác dụng mạnh thêm vào phải ở nồng độ thấp, thấp hơn mức tác dụng dược lý của thuốc thì mới có thể đăng ký là thực phẩm chức năng được. Khi quảng cáo phải có: “sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.”Thực ra: ” Đây là thực phẩm chức năng, có tác dụng hay không thì chưa được cơ quan chuyên môn nào kiểm chứng” – đừng nhầm lẫn uống thuốc bổ với ăn thêm thực phẩm chức năng.Cơ quan quản lý TPCN là cục vệ sinh an toàn thực phẩm. Họ quản lý tất cả những thứ ta đưa vào mồm: bánh phở, thịt bò, rau sống, rau cải, bánh kẹo, hoa quả sấy và cả TPCN.Một số thực phẩm chức năng có tác dụng thật sự. Nhưng không có thực phẩm chức năng nào có thể thay thế được thuốc. Cần tỉnh táo và cân nhắc khi lựa chọn; đặc biệt là những bạn không mạnh về kinh tế.Việt Nam là một xứ sở nhiệt đới với vô số rau xanh, hoa quả nhiệt đới quý hiếm và nhiều tác dụng tốt. Đừng lãng phí những nguồn cung cấp dưỡng chất quý này.Thực tế: đu đủ, dưa hấu, chuối ở Singapore, Hàn Quốc, Châu Âu, Mỹ đắt hơn Kiwi, Táo Mỹ, Nho Úc.Tương tự như vậy: rau xanh, các loại rau bên các siêu thị nước ngoài luôn có giá cao hơn rất nhiều so với thịt gà, thịt lợn.Nước ngoài: nghèo ăn gà, ăn lợn. Giàu và tiềm lực mạnh mới ăn được rau xanh, hoa quả nhiệt đới. Ngược lại hoàn toàn ở xứ ta. Họ trân trọng thứ ta bỏ đi.??

V. HỌC CÁCH YÊU – YÊU ĐÚNG CÁCH
Yêu là một động từ.
Hành động yêu = làm điều tốt từ trái tim cho người ta yêu. Do đó bí quyết của yêu không có gì đặc biệt ” yêu vô điều kiện” – Stephen Covey. Nghĩa là anh yêu cô ấy anh phải thể hiện qua hành động: đưa đón, tán tỉnh, bất ngờ, giúp đỡ, động viên, chia sẻ, tôn trọng… đó là hành động yêu. Người đó là người đang yêu. Chứ yêu không phải là danh từ để ta đòi hỏi. Tôi yêu cô ấy, nên tôi làm a b c d để cô ấy vui và đáp lại, thế mà cô ấy không vui mà chẳng đáp lại. Tôi yêu cô ấy mà cô ấy chẳng yêu lại: hay cãi, không làm theo ý, khônglàm tôi vui lòng, không phục vụ, không tinh ý, không để ý đến cảm xúc của tôi… nên tôi buồn, dần không còn yêu cô ấy nữa. STOP HERE: cô ấy không … = phục vụ tôi nên tôi buồn mặc dù tôi Yêu cô ấy:
nhảmnhí. Xem lại đi đó là “tôi yêu tôi” một tình yêu ích kỷ, vụ lợi, yêu mà vẫn còn tham. Yêu mà vẫn còn bám víu, cho ra mà vẫn mong ngóng, đợi nhận lại. Có vẻ giống một cuộc trao đổi trong mối quan hệ.

Stephen Covey bảo để hàn gắn “hãy yêu cô ấy.” – ” không tôi không còn yêu cô ấy” ” anh bạn à, anh hiểu sai rồi, yêu là một động từ, yêu là hành động chứ  không phải cảm xúc. Cứ hành động sẽ có cảm xúc’ YÊU LÀ 1 ĐỘNG TỪ, và bạn đã yêu thật sự chưa: chồng, vợ, con, anh, em, bố, mẹ ? Bạn yêu họ có điều kiện hay vô điều kiện? Mình đang cố.https://edumall.vn/course/tuyet-chieu-quan-tri-cam-xuc :Promotion code: VanDD.01_250Yêu con ta cũng áp yêu có điều kiện, bố/ mẹ yêu con nên con cần thế này, cần thế kia… ta coi con trẻ như là ta thu nhỏ lại. Ta dùng tình yêu để nẹp 2 nẹp vào chân, 2 nẹp vào tay trẻ: can thiệp vào từng hành vi của trẻ. Kết quả có những người rất thụ động, vì quen bị sai khiến, rất tự ti vì ít khi tự làm. Và ít tự tin vì chưa bao giờ có cảm giác chinh phục, chiến thắng dù việc nhỏ. lặp liên tục ta tạo ra thói quen, tính cách con người đúng như vậy. Lão Tử dạy ” chỉ dẫn nhưng không can thiệp”. Ta nên vẽ đích đến, kỳ vọng, tầm nhìn, dùng tình yêu thương để khích lệ rồi để họ tự làm, thỏa sức sáng tạo. Trẻ con sẽ làm ta ngạc nhiên với sự sáng tạo và ngây ngô của chúng. Tính cách: sự tự tin, tự trọng, tự lập, chủ động, cảm giác chiến thắng được tạo ra từ quá trình này. Đừng yêu mù quáng mà mệt cho ta, hại cho trẻ.Mỗi một điều kiện đi kèm với tình yêu ” mẹ yêu con, mẹ làm abcd… nên con phải a1.” ” mẹ yêu con, mẹ làm abcd… nên con phải a2.” ” mẹ yêu con, mẹ làm abcd… nên con phải a3.” ” mẹ yêu con, mẹ làm abcd… nên con phải a4″… để làm bố mẹ vui, nếu không sẽ bị phạt,cho ăn đòn, đuổi đi, đốt sách, xé quần áo… Đủ 4 cái phải, nó thành cái nẹp vô hình nẹp 2 tay và 2 chân trẻ. Bắt trẻ bỏ qua đam mê, hứng thú và phải theo chỉ dẫn của cái nẹp đó = con rối của bố mẹ. Ở Việt Nam trẻ bị nẹp vô số nẹp. Của ông, bà, bố, mẹ, anh, chị, em bạn bè, và cô giáo nữa.Hiện xã hội đang gay gắt bỏ cái nẹp do cô giáo tạo cho trẻ. Chỉ 1 clip 1 phút với hình ảnh không đẹp, cả chục cô giáo bị mất việc, nhà trẻ đóng cửa. Hiệu trưởng bị thiệt hại không dưới vài tỷ đồng và nhiều hệ lụy xã hội, Để thích nghi, các cô giáo năng lực chưa tốt đó phải đi học thêm, và lần học này cực cực kỳ đắt so với học truyền thống: glen Doman, Montessery.. Sau khi đi học, mọi thứ vẫn vậy, sự kiện vẫn vậy nhưng cách hành xử của giáo viên khác hoàn toàn: sự việc cũ nhưng motuyp hành động đã khác đi nhiều, cách phản ứng với kích thích, trong tương tác đã khác đi rất rất nhiều. và ở Hanoi thì chỉ trẻ nhà có điều kiện mới được học, vì nó rất đắt. Giáo viên có chứng chỉ này thu nhập có thể gấp 3-4-5 lần so với giáo viên bình thường. Đến mình cũng ngỡ ngàng, học phí cho học sinh mầm non của các trường quốc tế ở Hà Nội là 20 triệu/tháng (trường UNIS ở ciputra thu học phí hơn 200 triệu vnd/năm. Ở đó trẻ được sáng tạo, được tự do đưa ý kiến hay tranh luận, được chơi và nghich, vui đùa giữa thiên nhiên, trẻ được tôn trọng, hỏi ý kiến những vấn đề liên quan đến trẻ, được khích lệ, động viên để trẻ dám làm, dám thử, trẻ luôn thấy hứng thú trong chơi và học. Và ở đó trẻ mầm non hay tiểu học không được chú trọng nhiều về học chữ, học toán như trường chuyên luyện gà ” chọi” của Việt Nam. Để hiệu quả gia đình cũng cần vào cuộc để duy trì mô tuýp hành xử đó. Nghịch lý là điều muốn, phải của người thay đổi liên tục theo cảm xúc, thích hay ngẫu hứng chứ ko có nguyên tắc, tầm nhìn cụ thể. Đứa trẻ bị rối loạn vì ko biết cụ thể người lớn muốn gì. Mà họ cũng đã bao giờ hỏi họ thực sự muốn gì đâu, họ thích gì và họ muốn gì ở con cái tầm ngắn hạn và dài hạn ^^ cái muốn đó, ý thích đó vô thường như lời phật dạy.Để ý trẻ” Cách bạn làm một viêc cũng là cách bạn là mọi việc: dù nhỏ hay lớn'” T. harv eker trong tư duy triệu phú.Mình có chút lờ mờ thất bại của chúng ta và một số người khác rồi. Các tôn giáo đều dạy chữ yêu, nhưng có vẻ chúng ta chưa hiểu hết ý nghĩa của chữ yêu lắm. Quan sát ông bố bà mẹ trẻ yêu con nhỏ của họ bạn mới thấy, những bà mẹ lầm lũi chăm, yêu đứa con trưởng thành nhưng đi sai đường: tù, nghiện, tàn tật… bạn mới cảm nhận thấy. Có cơ hội đọc b sẽ thấy Phật, Chúa, vĩ nhân Việt Nam và trên thế giới yêu người dân vô điều kiện thế nào. Mình yêu quan điểm yêu của mẹ Teresa.

Nhìn hành động của họ đầy yêu thương. Mọi người xung quanh được truyền cảm hứng từ đó. Wayne Dyer có kể 1 câu chuyện khi 1 hành động yêu thương diễn ra, có 3 người được hưởng lợi: người thực hiện + người nhận hành động yêu thương + và người quan sát. Những câu chuyện cảm động hay cảm hóa đều xoay quanh hành động yêu thương chứ ko phải ích kỷ bạn à.Serotonin là chất hóa học tiết ra trong não khi có trải nghiệm hay hành động của yêu thương. Cả 3 người trên đều có chất này. Chất này làm con người có cảm giác hạnh phúc, bình tĩnh, nền tính và rất kiên nhẫn. Trong ngành dược thuốc làm tăng nồng độ chất Serotonin trong não là nhóm thuốc để điều trị trầm cảm. Một thuốc best seller của các hãng dược.Quan điểm của bạn thế nào, sẽ làm gì khác không?P/s, cần tìm hiểu thêm tránh nhầm lẫn yêu vô điều kiện và yêu mù quáng.

.

Duy Văn

Similar Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *